1. Sữa mẹ
Không chỉ với các bé bị dị ứng đạm bò mà sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những năm đầu đời của trẻ. Các bác sĩ dinh dưỡng vẫn khuyên mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho tới khi bé 2 tuổi. Sữa mẹ chứa đầy đủ kháng thể và dinh dưỡng dễ hấp thụ nhất cho bé. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé thì có thể tìm đến các ngân hàng sữa mẹ nhưng phải kiểm tra nguồn gốc của sữa để đảm bảo chất lượng sữa.
2. Sữa dừa
Loại sữa này rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và khu vực châu Á nhưng thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hơn là thức uống. Tuy vậy, ở một số nước châu Á, sữa dữa vẫn được dùng để thay thế cho sữa bò. Sữa dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao nhưng do là chất béo có nguồn gốc thực vật nên dễ dàng bị "đốt cháy", không ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Sữa dừa được cho là có khả năng chống ung thư, virus và các vi khuẩn gây bệnh.
3. Sữa hạnh nhân
Trong số các lựa chọn thay thế cho sữa bò, sữa hạnh nhân được ưa chuộng hơn cả và dễ uống với bé. Các mẹ cũng có thể tự nấu sữa hạnh nhân tại nhà bằng cách nghiền hạt hạnh nhân với nước và đun sôi. Sữa hạnh nhân không đường có hàm lượng calories tương đương với sữa bò và sữa đậu nành. Mặt khác, sữa hạnh nhân cũng chứa nhiều protein hơn sữa gạo.
![]() |
Sữa đậu nành có hàm lượng protein ngang với sữa bò. |
4. Sữa gạo
Sữa gạo là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate tự nhiên tốt cho cơ thể (chính là gluxit, hay đơn giản là đường), protein và can-xi không thua kém sữa bò và sữa đậu nành. Không chỉ dành cho bé mà sữa gạo còn phù hợp với những người ăn kiêng.
5. Sữa đậu nành
Loại sữa làm từ hạnh đậu nành (đậu tương) này phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Nó chứa hàm lượng protein ngang với sữa bò nhưng ít chất béo bão hòa và không có cholesterol. Sữa đậu nành phù hợp với cả bé dị ứng đạm bò và bất dung nạp lactose. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin E và lecithin (có tác dụng dưỡng não) dồi dào.