Sự thực việc phải tháo khớp vì ngâm chân nước nóng

Ngâm chân nước nóng là một hoạt động được người thực hiện trong mùa đông nhưng mới đây một sự việc xảy ra khiến nhiều người sẽ phải thay đổi suy nghĩ.

Sự thực việc phải tháo khớp vì ngâm chân nước nóng
Theo tờ Thiên Phủ tảo báo, mới đây Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) đã phải cưa chân cho một cụ ông 70 tuổi vì bị tắc động mạch chân do ảnh hưởng của thói quen ngâm chân nước nóng.
Cụ ông tên là Lý Thành, bị bệnh lạnh chân kéo dài, trong đó chân phải bị nặng hơn chân trái. Về mùa đông, mỗi khi không chịu nổi cảm giác lạnh chân, cụ ông đã ngâm chân trong một chậu nước nóng hoặc dùng một chai nước nóng để chườm. Tuy vậy cảm giác chân ngày càng bị sưng và đau.
Khi không thể chịu đựng nổi, cụ được con cháu đưa đến Bệnh viện Thành Đô số 3. Sau khi khám kỹ, các bác sĩ kết luận cụ bị tắc động mạch hạ chi bên phải và hoại tử. Trong tình trạng đó, cắt bỏ chân phải là giải pháp duy nhất nếu không tính mạng sẽ bị đe dọa. Cuối cùng cụ ông đành phải cắt bỏ chân.

Sự thực việc phải tháo khớp vì ngâm chân nước nóng - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Mùa đông năm ngoái, Phó Chủ nhiệm khoa phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Thành Đô số 3 là Thôi Trì cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam 40 tuổi trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân này đau đớn vì chân bị lạnh nên đã sử dụng nước nóng để ngâm chân. 

Sau khi ngâm chân mười mấy ngày, ngoài việc chân sưng hơn và đau hơn, kẽ ngón chân còn bị loét và vỡ ra. Sau khi đến bệnh viện, các biện pháp khử trùng và điều trị thông thường không mang lại hiệu quả nên cuối cùng bệnh nhân đã phải cắt các ngón chân.

Bác sĩ Thôi Trì giải thích rằng sở dĩ các bệnh nhân phải cưa chân vì họ vốn bị tắc động mạch dẫn đến hoại tử. Ban đầu tốc độ hoại tử của mạch máu diễn ra chậm nhưng do bệnh nhân chọn cách xử lý không đúng, lại dùng nước nóng để ngâm chân khiến quá trình hoại tử diễn ra nhanh hơn.
Bác sĩ Thôi Trì cũng nói rằng: “Đối với những người bình thường, ngâm chân mùa đông là phương pháp tốt để chăm sóc sức khỏe, nước nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, trao đổi chất. Nhưng đối với người bị tắc động mạch chân, ngâm chân có thể phản tác dụng, nước nóng hay bất cứ một dụng cụ nào giúp tăng nhiệt cho những bộ phận đó chỉ làm cho quá trình hoại tử diễn ra nhanh hơn.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với người bình thường, thời gian ngâm chân cũng không nên quá 20 phút và nước sử dụng để ngâm chân không nên nóng hơn 40 độ C.
Theo doisongphapluat

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.