Sự thật về “sát thủ” tên lửa xuyên lục địa mới nhất của Nga

Từ trước đến nay, Nga vẫn được mệnh danh là một trong những cường quốc đứng đầu về hạt nhân của thế giới. Là một mũi nhọn trong công cuộc chống khủng bố toàn cầu, Nga không ngừng phát triển kho vũ khí khổng lồ của mình bằng những sản phẩm đầy uy lực.

Sự thật về “sát thủ” tên lửa xuyên lục địa mới nhất của Nga

Đặc biệt trong năm 2016, đất nước hàng đầu về vũ khí này sẽ hoàn thiện quá trình sản xuất hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới mang tên RS-26, loại vũ khí “sát thủ” được cho là “khắc tinh” với mọi tên lửa của Mỹ…

Sự thật về “sát thủ” tên lửa xuyên lục địa mới nhất của Nga - Ảnh 1

Hình ảnh được cho là hệ thống tên lửa mới RS-26 của Nga.

“Khắc tinh của mọi hệ thống tên lửa”

Theo chuyên trang quân sự Military Today, hệ thống tên lửa RS-26 mới nhất của Nga sẽ sớm gia nhập vào hệ thống lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và hệ thống phòng thủ hùng mạnh của các cường quốc châu Âu trong năm nay. RS-26 được biết đến là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với nhiều tính năng “khủng”. Trong tương lai, tên lửa này sẽ từng bước thay thế các hệ thống tên lửa lỗi thời. Tuy nhiên, những hé lộ cụ thể chính thức về sức mạnh của RS-26 cùng với hệ thống tên lửa mới nhất đến nay vẫn chưa được công bố rộng rãi.

Một số nguồn tin cho biết, RS-26 là tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị đầu đạn tân tiến nhất có khả năng tự phân tách thành 3-4 đầu đạn chùm (khác với các tên lửa phiên bản trước chỉ có một đầu đạn hạt nhân). Tên lửa thế hệ mới được thiết kế tại viện Công nghệ Nhiệt Moscow với chiều dài khoảng 12m và được phóng đi bởi động cơ đẩy 3 tầng dẫn đường độc lập. Tuy có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn nhưng trọng lượng của RS-26 lại nhẹ hơn thế hệ đi trước là RS-24. Đặc biệt là mỗi đầu đạn tên lửa của nó có thể bay với tốc độ cực cao, tránh được mọi tên lửa đánh chặn do quỹ đạo không thể đoán trước được bởi tốc độ “siêu vượt âm”. Sức công phá của mỗi đầu đạn khoảng 150-300 kiloton và tầm bắn hơn 6.000km.

Phó Thủ tướng Nga, ông Dmitry Rogozin ví RS-26 chính là “khắc tinh của mọi hệ thống tên lửa”. Ông Rogozin nhấn mạnh: “Bất kể trong thời điểm hiện tại hay tương lai, không có loại tên lửa nào có thể đánh chặn được RS-26, kể cả hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ. Đầu đạn của RS-26 sau khi bắn và tách ra ở tầng cuối cùng, không thiết bị nào có thể xác định được quỹ đạo và vận tốc siêu cao của nó”.

Đồng tình với ý kiến trên, Tư lệnh đơn vị phòng không Andre Cheburin (lực lượng hàng không vũ trụ Nga) tuyên bố, lực lượng chiến lược hạt nhân Nga có thể đánh bại những hệ thống phòng thủ trên không của bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. “Nếu như các đối thủ tiềm năng của Nga cho rằng, có thể chặn thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bằng việc triển khai các hệ thống phòng thủ dưới mặt đất lẫn trên không thì họ đã nhầm. Những thành tựu phát triển về khoa học tân tiến nhất của Nga đã giúp chúng tôi có khả năng công phá bất kỳ hệ thống phòng thủ nào”, ông khẳng định.

Lá chắn phòng ngự của Mỹ “bất lực”?

Nhắc đến những cường quốc hạt nhân trên thế giới, không thể không nhắc đến Hoa Kỳ. Vào những ngày cuối năm 2015, hãng RT của Nga đưa tin, lục quân Mỹ tuyên bố đã thành công trong những cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa có tên Patriot. Khi ấy, một quả tên lửa Patriot đã đánh chặn thành công tên lửa mục tiêu trong cuộc thử nghiệm phòng không của nước này. Theo thông cáo báo chí của nhà sản xuất, những tên lửa trong hệ thống Patriot là tên lửa đánh chặn tốc độ cao được thiết kế để tiêu diệt những tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các mối đe dọa khác trong khu vực chiến trường. Trong những cuộc thử nghiệm, các chuyên gia đã nâng cấp, tăng cường khả năng của hệ thống phòng thủ để chúng có thể nhận biết, phân biệt được quân mình và mục tiêu đối thủ.

Sự thật về “sát thủ” tên lửa xuyên lục địa mới nhất của Nga - Ảnh 2

Tổ hợp tên lửa Yars RS-24 của Nga. Ảnh: RT

Phó Chủ tịch của tập đoàn Lookheed Martin, đơn vị sản xuất Patriot tuyên bố: “Hệ thống phòng thủ Patriot được đầu tư bởi nhiều nước đồng minh của Hoa Kỳ nên nó sẽ tiếp tục được cải thiện và phát triển nhằm tránh khỏi các mối đe dọa từ nhiều khu vực”.

Tuy nhiên, Thượng tướng Sergey Karakaev, chỉ huy quân đoàn chiến lược tên lửa Nga cũng khẳng định trong một buổi họp báo rằng: “Các lá chắn tên lửa của Mỹ không có khả năng chịu được một cuộc tấn công quy mô lớn với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga, điển hình là RS-26”. Ông Karakaev cũng chỉ ra rằng cấu tạo của hệ thống Patriot Mỹ đang phát triển chưa đạt đủ tiêu chuẩn của một hệ thống phòng thủ tên lửa theo dự toán của chính các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ. Họ tin rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả phải bao gồm nhiều phương tiện đánh chặn tên lửa khác nhau (như hệ thống động lực hoặc tia laser, triển khai được trong mọi điều kiện địa hình và môi trường, kể cả trong không gian).

Đặc biệt, Thượng tướng Karakaev cho biết, trong quá trình Nga phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chuyên gia quân sự Nga luôn lập kế hoạch lâu dài và chi tiết. Trong đó có cả việc xem xét quy mô và tốc độ phát triển của lá chắn phòng thủ các nước (bao gồm Hoa Kỳ). Sắp tới, các chương trình phát triển tên lửa sẽ giới thiệu một số phương tiện và kỹ thuật mới đầy hiệu quả, có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Ông cũng nhấn mạnh rằng trong tương lai, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.

Trong năm 2015, Nga đã thực hiện nhiều thử nghiệm bắn thành công tên lửa đạn đạo RS-26 từ trung tâm phóng Kapustin Yar phía nam nước này. Việc Nga thử nghiệm thành công loại tên lửa tầm trung này đã gây nhiều tranh cãi khi Mỹ cho rằng loại tên lửa này đã vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung của Liên Hợp Quốc. Hiệp ước này cấm các tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 5000 km. Tuy nhiên Nga lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Thậm chí theo hãng thông tấn ITARTASS, Nga còn cho phép các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ đến thanh tra, “ngắm” tận mắt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 tại cơ sở sản xuất là nhà máy chế tạo Votkinsk. Tuy nhiên, cuộc thanh tra này đã được lùi lại cho đến giữa năm 2016. Một nguồn tin trong bộ Quốc phòng Nga nói rằng kế hoạch mới cho cuộc thanh tra của Mỹ vẫn chưa được xác định. Phía Mỹ cũng đã được thông báo và lưu ý về thông tin này và sẽ nhận được dữ liệu về đặc điểm kỹ thuật của RS-26 được cải tiến so với thế hệ trước do Nga cung cấp.

Nga tiếp tục củng cố kho vũ khí hạt nhân

Thượng tướng Sergey Karakaev cho biết, hiện nay những mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chiếm tới 56% kho vũ khí hạt nhân của Nga. Đến những năm 2020, tất cả các hệ thống tên lửa đạn đạo cũ và lỗi thời sẽ được thay thế. Ông cũng nhấn mạnh rằng tên lửa đạn đạo chỉ được phép sử dụng nếu có lệnh của Tổng thống Nga. Vì sức công phá quá lớn của chúng, Nga quyết định không sử dụng thứ vũ khí chiến lược này để đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.