Sự thật về hiện tượng "hack" facebook hàng loạt

Thực chất những status cảnh báo "Facebook đang bị hack" không mới mà nó đã xuất hiện từ giữa năm 2016 và gần đây đã xuất hiện tràn ngập Facebook nhờ sự nhiệt tình copy & paste của cộng đồng mạng.

Sự thật về hiện tượng "hack" facebook hàng loạt
Su that ve hien tuong

Nội dung cảnh báo gây hoang mang cộng đồng facebook

Gần đây, người dùng facebook hoang mang với cảnh báo mang nội dụng:

"Cảnh báo tất cả mọi người!
Hầu như tất cả các tài khoản Facebook đang bị hack. Hình ảnh, hồ sơ cá nhân và tên của bạn được sử dụng để tạo ra một tài khoản facebook mới. Và sau đó họ muốn kết bạn với bạn bè của bạn, bạn bè của bạn nghĩ rằng đó là bạn và chấp nhận.

Từ thời điểm này, bọn hacker viết những gì họ muốn theo tên của bạn...Tôi muốn bạn biết tôi KHÔNG có kế hoạch mở một tài khoản mới, do vậy đừng đồng ý với một lời mời kết bạn thứ 2 từ tôi. Nếu cần gì ở bạn tôi sẽ gọi hoặc nhắn tin từ điện thoại.
Nhấn mạnh : TÔI SẼ KHÔNG NHỜ AI VẤN ĐỀ GÌ VỀ TIỀN TRÊN FB. Xin các bạn lưu ý!
Post tin này lên tường Facebook của bạn để tất cả bạn bè của bạn cảnh giác. Đừng share, hãy copy & paste lên tường của bạn".

Sự thật hiện tượng này là gì? Theo thành viên diễn đàn WhiteHat.vn, thực chất những status cảnh báo có dạng như thế này không mới mà nó đã xuất hiện từ giữa năm 2016 và gần đây đã xuất hiện tràn ngập Facebook nhờ sự nhiệt tình copy & paste của cộng đồng mạng.

"Ở đây có thể khẳng định một điều rằng tất cả tài khoản đang bị hack là một điều hoàn toàn vô lý. Những kẻ thực hiện hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin người dùng để tạo tài khoản Facebook mới không thể gọi là những hacker mà đơn giản chỉ là những kẻ mạo danh người khác trên mạng xã hội"- WhiteHat.vn cho hay.

Vậy những kẻ dùng thông tin, hình ảnh người dùng để tạo tài khoản giả mạo để làm gì?
Mục đích của việc tạo tài khoản giả là tăng lượt kết bạn, theo dõi: những kẻ mạo danh sẽ tạo tài khoản giả của người nổi tiếng, ca sĩ, hot girl… nhằm tăng lượt kết, bạn theo dõi từ người dùng sau đó sẽ đổi tên, chuyển thành page để bán hàng hoặc bán lại cho những người có nhu cầu nhằm thu lại lợi ích;

Hoặc giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo: những kẻ mạo danh sẽ tạo tài khoản giả với hình ảnh, thông tin cá nhân y hệt với tài khoản chính chủ của người dùng sau đó kết bạn với bạn bè của người đó. Sau đó những kẻ mạo danh sẽ thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhờ nạp thẻ điện thoại hộ, nhờ chuyển tiền, lừa đảo chiếm OTP…;

Giả mạo để báo cáo tài khoản người dùng: những kẻ mạo danh sẽ tạo tài khoản giả thật giống với tài khoản người dùng và sau đó chúng sẽ báo cáo với Facebook rằng tài khoản người dùng là giả, khiến tài khoản người dùng bị khóa.

Để thực hiện được việc này những kẻ mạo danh sẽ mất khá nhiều thời gian để xác định mục tiêu, tạo tài khoản giả và tiến hành lừa đảo. Vì vậy để nói “Hầu như tất cả các tài khoản Facebook đang bị hack” là chưa có cơ sở.

Tuy nhiên, cảnh báo trên đã đánh vào tâm lý sợ hãi của mọi người khi sống và làm việc trên không gian ảo với quá nhiều nguy cơ tiềm ẩn hiện nay. Vô hình trung các chia sẻ này sẽ tạo hiệu ứng đám đông gây trend giả và ngày càng được chia sẻ nhiều, nhưng thực ra vấn đề không nghiêm trọng như thế.

Để ngăn chặn hiện tượng giả mạo Facebook, người dùng không kết bạn với tài khoản lạ hoặc người quen đã kết bạn (khi chưa xác minh); Không để lộ các thông tin cá nhân quan trọng sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu có điều kiện mạo danh; Cảnh báo bạn bè khi có nick mạo danh và khi phát hiện có tài khoản mạo danh cần thực hiện report để Facebook xử lý.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.