Sự thật khủng khiếp về thái giám cả gan giết chết hai vua

Tuy không nổi tiếng như Ngụy Trung Hiền nhưng những việc thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy đã từng làm cũng kinh thiên động địa không kém.

Ảnh minh họa thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy.
Ảnh minh họa thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy.

Tuy không nổi tiếng như Ngụy Trung Hiền nhưng thực sự việc hắn ta đã từng làm cũng độc ác không kém. Hắn chính là thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy đã cả gan ra tay giết thái tử và hai hoàng đế, làm loạn triều chính, leo dần lên những nấc thang chính trị cao nhất, thậm chí còn được phong vương tước vị cao nhất xưa nay lịch sử chưa từng cho đối với một thái giám.

Hắn xuất thân thấp hèn, vì phạm tội mà đưa vào cung làm nô dịch. Bản thân nhanh nhẹn tháo vát, đầu óc nhạy bén, rất biết đối nhân xử thế, sống chan hòa với đồng nghiệp, cung kính tuân lệnh người trên, làm việc thận trọng cho nên trên dưới đều rất yêu quý.

Nhưng trên thực tế những biểu hiện này chỉ là lớp vỏ bọc hoàn hảo do hắn cố tình tạo ra để che đậy con người thật nham hiểm, độc ác và đầy âm mưu

Tông Ái vốn là thái giám hầu hạ thái tử Thác Bạt Hoảng. Tuy bản thân là công công nhưng dục vọng vẫn rất cao, trong một lần nhìn trộm thái tử mây mưa với một cung nữ không ngờ bị thái tử bắt được giáng tội hắn xuống làm thái giám cấp thấp nhất và chịu cuộc sống đầy khó khăn vất vả.

Không lâu sau, vận may đã mỉn cười với hắn. Trong một lần Thái Vũ Đế Thác Bạt Đạo ra ngoài săn bắn dẫn theo một đám thái giám trong đó có Tông Ái, sự nhanh nhẹn hoạt bát và sự chu đáo của hắn đã lọt vào mắt của Thác Bạt Đạo và hắn đã trở thành nô tài kề cận hầu hạ bên hoàng thượng.

Có được cơ hội tốt, hắn ra sức hầu hạ chủ nhân khiến Thác Bạt Đạo cảm thấy vô cùng hài lòng và không thể thiếu hắn. Cuối cùng hắn leo lên được chức trung đường thị và chuyên trách lo cuộc sống hàng ngày.

Đắc sủng Tông Ái tha hồ lộng hành và tìm cách ổn định vị thế của mình. Theo dã sử hắn đã tìm cách trả thù thái tử. Nhận thấy hoàng thượng và thái tử có mâu thuẫn, khi Thái Vũ Đế dẫn quân nam chinh, thái tử đã tìm cách mở rộng lực lượng quân đội Đông cung và dâm loạn với các phi tử của cha.

Tông Ái biết chuyện đã thêm thắt tình tiết cho người mật báo với hoàng thượng. Đang bận chinh chiến nơi xa, hoàng thượng tin mọi lời Tông Ái bẩm báo không điều tra kỹ và ra lệnh bắt hết quan viên ở Đông cung giam vào ngục.

Sau khi Thác Bạt Đạo nam chinh trở về kinh thành, thái tử hoảng sợ quá nên đã chết khi mới vừa 24 tuổi. Có thể nói, trong chuyện này Tông Ái chính là thủ phạm gián tiếp gây ra cái chết của thái tử Thác Bạt Hoảng.

Sau khi thái tử chết nghĩ đến tình cha con hơn 20 năm qua, Thác Bạt Đạo vô cùng hối hận nên đêm ngày uống rượu, nổi giận vô lý. “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ”, Tông Ái cảm thấy lo sợ có ngày khó mà giữ được mạng.

Đầu năm 452, trong một lần đi săn, buổi tối tâm trạng buồn rầu Thác Bạt Đạo lại uống say, Tông Ái nhân cơ hội này lừa tất cả mọi người ra ngoài, sau đó cùng với một thái giám tâm phúc khác dùng gối đè chết Thác Bạt Đạo.

Ngự y được Tông Ái mua đứt lại thêm lo sợ uy quyền của ông ta nên chỉ kết luận nguyên nhân cái chết của Thác Bạt Đạo là do lao lực quá lại khiến cơ thể suy nhược, sau khi uống rượu nên đã không chịu được mà chết.

Một hoạn quan có thể ra tay giết vua một cách dễ dàng thật là chuyện không thể tưởng tượng được.

Thác Bạt Đạo chết quá đột ngột nên việc kế vị cũng là một vấn đề. Nếu đường đường chính chính chỉ có Thác Bạt Kích cháu đích tôn (con trai thái tử Thác Bạc Hoảng) hoặc là hoàng tam tử Đông Bình Vương Thác Bạt Hàn kế vị.

Nhưng cả hai người này Tông Ái đều không muốn lập vì hắn đã từng đắc tội với Thác Bạt Hoảng thì đương nhiên sẽ có ngày hắn bị trả thù, còn với Thác Bạt Hàn hắn cũng đã từng bất hòa.

Hắn chỉ muốn Thác Bạt Dư con trai thứ 6 của Thác Bạc Đạo kế vị vì hắn có mối thâm giao với người này. Nghĩ thế nên hắn tìm cách phong tỏa tin tức về cái chết của Thác Bạt Đạo và cho mời Thác Bạt Dư nhập cung.

Sau khi bàn bạc, hắn giả ý chỉ của hoàng hậu Hách Liên Thị triệu tập các đại thần vào cung và cho hơn 30 thái giám mai phục sẵn. Những đại thần nào có ý phải đối đều bị giết chết thậm chí cả Thác Bạt Hàn cũng không thoát được.

Thế là Thác Bạt Dư đã đăng cơ trên máu tanh của bao người, cũng nhờ công này mà Tông Ái càng ngày càng leo cao và lần lượt được phong làm đại tư mã, đại tướng quân, đại sư, đô đốc trung ngoại mưu quân sự, Phùng Dực Vương... nắm quyền cao chức trọng trong triều và trở thành hoạn quan duy nhất trong lịch sử được phong vương

Thác Bạt Dư biết hoàng vị của mình bất chính, để mua chuộc lòng người nên thường dùng tiền để ban thưởng cho những ai ủng hộ.

Chỉ trong vòng một tháng ông ta đã tiêu sạch tài khố của quốc gia. Bản thân lại háo sắc vô độ, quốc gia đại sự không quan tâm, luôn coi Tông Ái là đại ân công nên thường giao cho ông ta quyển quyết định.

Tông Ái lộng quyền khiến rất nhiều đại thần không chịu được nên đã lên tiếng can gián khiến Thác Bạt Dư tỉnh ngộ nhận ra bộ mặt thật của hắn ta nên đã âm thầm triệu tập một số tâm phúc bàn cách phế bỏ Tông Ái.

Tiếp tục giết vua và cái kết bi thảm không báo trước

Nhưng Thác Bạt Dư không ngờ được mọi tin tức trong hoàng cung đều đã đươc Tông Ái mua chuộc nên biết tin này hắn tức giận và tìm cách trả thù kẻ đã dám vô tình với mình.

Tháng 9 một năm, trong một lần nửa đêm Thác Bạt Dư âm thầm đưa theo vài người thân cận ra khỏi thành đến miếu tế Thác Bạt Khuê. Tin này truyền đến tai Tông Ái hắn đã nhân cơ hội này cử người hành thích Thác Bạt Dư.

Lần này mọi tin tức lại tiếp tục bị hắn bưng bít chỉ có duy nhất Lưu Ni quân quan của cấm vệ quân biết. Lưu Ni biết chuyện, biết triều đình và tông thất Thác Bạt đang gặp nguy hiểm nên âm thầm báo cho điện trung thượng thư Nguyên Hạ. Hai người họ cùng tìm Nam bộ thượng thư Lục Li bàn bạc đối sách.

Lục Li âm thầm đến đón Thác Bạt Kích đưa vào hoàng cung. Lưu Ni triệu tập cấm quân truyền lệnh: “Tông Ái giết chết hoàng thượng, đại nghịch bất đạo, hoàng tôn Thác Bạt Kích đã đăng cơ tức vị cần phải bảo vệ”. Nguyên Hạ bí mật dẫn theo một toán người bắt giữ Tông Ai và đồng đảng của ông ta.

Thác Bạt Kích đã trở thành vị hoàng đế thứ 4 của Bắc Ngụy khi mới 13 tuổi, sử sách gọi là Văn Thành Đế. Sau khi kế vị, Văn Thành Đế đã cho chém Tông Ái và đồng đảng cùng tất cả gia tộc để rửa hận cho cha ông mình. Cuối cùng một tên thái giám độc ác, nham hiểm cũng nhận kết cục bị thảm mà hắn chưa từng có ngày nghĩ đến.

Theo kienthuc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.