Sự thật khoa học về cảm giác rùng mình

“Nổi gai ốc”, hoặc rùng mình, chính là cảm giác quen thuộc ta thường bắt gặp mỗi khi nhìn thấy thứ gì đó “ghê rợn”. Nhưng bạn có chắc là đã hiểu rõ tường tận về nó hay không?

Sự thật khoa học về cảm giác rùng mình

Tưởng tượng nhé: con nhện đang bò trên tường, tiếng gõ cửa lúc nửa đêm, người đàn ông đi theo bạn ngoài đường hay bãi tha ma đầy cỏ dại… Đó đều là những thứ có thể khiến cho bạn "nổi gai ốc", hoặc "rùng mình".

Su that khoa hoc ve cam giac

Chúng ta thường xuyên gặp phải cảm giác "rùng mình" - creepy này trong cuộc sống. Nhưng thực chất nó có gì khác với sợ hãi - fear? Còn những gì có thể làm cho ta "nổi gai ốc" nữa? Liệu cảm giác này có giúp ích gì cho ta không?

1. "Nổi gai ốc" là gì và nó có khác với "sợ hãi"?

Từ xa xưa, con người đã biết đến cảm giác "nổi gai ốc". Nhưng mãi đến năm 1849, cụm từ "the creeps" (cảm giác ghê sợ hay kinh tởm) mới xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết David Copperfield của nhà văn Charles Dickens và giúp cho từ "creepy" ngày càng được sử dụng phổ biến hơn về sau.

Tuy vậy, cảm giác "nổi gai ốc" hiếm khi nào được các nhà tâm lý học để mắt tới. Một trong số ít các nhà nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ về cảm giác này là Frank McAndrew - giáo sư tâm lý học đến từ Đại học Knox ở bang Illinois (Mỹ).

Vào năm 2013, sau khi khảo sát hơn 1300 người, ông rút ra được một câu trả lời chung khá đơn giản: "Đó là cảm giác khó chịu mơ hồ khi biết mình đang bị đe dọa bởi một thứ gì đó nhưng không biết chắc nó là gì".

Theo ông, cảm giác "nổi gai ốc" thực ra lại có đôi chút khác với "sợ" hay "ghê rợn". Khi cảm thấy "sợ" hay "ghê rợn", con người thường biết mình phải làm gì - bình tĩnh hay hoảng loạn. Nhưng khi "nổi gai ốc", ta lại lúng túng vì không rõ chuyện gì sẽ ập đến.

Su that khoa hoc ve cam giac

"Nổi gai ốc" còn biểu hiện ở mặt vật lý. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Groningen ở Hà Lan đã nhận thấy rằng, khi "nổi gai ốc", con người sẽ có cảm giác ớn lạnh và tưởng rằng nhiệt độ trong phòng đã tụt xuống thật, nghĩa là các giác quan bỗng trở nên nhạy bén hơn vào lúc này.

Su that khoa hoc ve cam giac

2. "Nổi gai ốc" có giúp ích được gì cho chúng ta?

McAndrew cho rằng, cảm giác "nổi gai ốc" chính là một lợi thế tiến hóa. Nhờ khả năng mang tính thích nghi này, tổ tiên của chúng ta đã biết hạn chế đi vào góc khuất hay nơi có nhiều cỏ để tránh gặp phải hổ hay rắn.

Nói cách khác, bóng tối và thực vật đã gợi lên trong đầu con người hình ảnh những con thú dữ, nhờ thế mà họ có thể né tránh và bảo toàn tính mạng.

Su that khoa hoc ve cam giac

Cảm giác "nổi gai ốc" còn giúp chúng ta hạn chế biểu lộ cảm xúc thái quá khi gặp nguy hiểm. Ví dụ, thay vì la hét lên "Trời ơi ông này đáng sợ quá!" khi đứng trước một người bặm trợn thì ta lại chỉ "rùng mình" một cái và bỏ đi thôi.

Su that khoa hoc ve cam giac

3. Có phải lúc nào người ta cũng ghét bị "nổi gai ốc"?

McAndrew chỉ ra rằng, trên thực tế, con người lại khá là thích thú với cảm giác được "nổi gai ốc". nhưng chỉ trong những trường hợp không có thật như khi xem phim mà thôi.

Su that khoa hoc ve cam giac

Trong phim kinh dị, có đủ thể loại ma, quỷ, quái vật, sát nhân… để ta "nổi gai ốc", nhưng sâu trong thâm tâm, ta biết là chẳng có nguy hiểm nào hết cả.

Ta có thể tự do khám phá nỗi sợ của bản thân, "diễn tập" thử xem mình sẽ làm gì nếu gặp ma quỷ thật, quan trọng nhất là còn được giải trí nữa.

Theo Hà Tĩnh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.