Sự sống có thể xuất hiện gần lỗ đen

Sự sống có thể xuất hiện gần lỗ đen

Theo bài báo công bố trên tạp chí Science, về mặt lý thuyết, có khả năng là hành tinh quay xung quanh siêu lỗ đen không bị lỗ đen hút; đồng thời nhận được năng lượng từ bức xạ tàn dư vũ trụ (CMB). Đây là bức xạ còn sót lại sau các giai đoạn tiến hóa sớm của vũ trụ và sau thời kỳ tái kết hợp điện tử và proton.

Những nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh quay xung quanh lỗ đen lấy cảm hứng từ bộ phim viễn tưởng “Interstellar” (Lỗ đen tử thần). Bộ phim kể về sứ mệnh các phi hành gia tìm kiếm các điều kiện sống trên các hành tinh quay xung quanh lỗ đen khổng lồ.

Nhà vật lý thiên văn Pavel Bakala ở ĐH Slezska v Opave (CH Séc) quyết định nghiên cứu kỹ nhiệt động học các hành tinh tiềm năng kiểu này. Để sự sống xuất hiện, hành tinh cần nguồn năng lượng (đối với trường hợp Trái đất thì nguồn năng lượng là Mặt trời) và lối thoát cho nhiệt không có lợi (đối với trường hợp Trái đất là không gian vũ trụ lạnh lẽo).

Đối với trường hợp hành tinh quay xung quanh lỗ đen, tình hình có thể ngược lại: Lỗ đen đóng vai trò Mặt trời lạnh lẽo, còn không gian vũ trụ là nguồn nhiệt. Bản thân lỗ đen là lối thoát lý tưởng cho tình trạng thừa nhiệt.

Trong khi đó, nguồn năng lượng có thể là bức xạ tàn dư vũ trụ CMB. Bình thường, CMB quá yếu để có thể trở thành nguồn năng lượng, tuy nhiên lực hấp dẫn mạnh của siêu lỗ đen khiến cho CMB có được năng lượng tương đương năng lượng Mặt trời.

Tuy nhiên để điều đó xảy ra, hành tinh phải ở rất gần siêu lỗ đen. Nhưng như thế nó có bị lỗ đen hút không? Hành tinh sẽ không bị lỗ đen hút với điều kiện nó quay với vận tốc khổng lồ, gần bằng vận tôc ánh sáng.

Lỗ đen cũng phải có khối lượng bằng 163 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Đồng thời, không gian vũ trụ xung quanh lỗ đen như vậy phải gần như trống rỗng, bởi nếu không, lỗ đen có thể hút vật chất và phát ra bức xạ tiêu diệt sự sống trên hành tinh tiềm năng.

Các nhà khoa học không rõ dạng sống nào có thể xuất hiện trong những điều kiện như trên. Do hiệu ứng thời gian giãn nở (hệ quả của thuyết Tương đối hẹp), một năm trên hành tinh gần lỗ đen bằng 1.000 năm trên Trái đất.

TheoNauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ