Sự lựa chọn giữa Đông và Tây

GD&TĐ - Một dân tộc cảm thấy bị bỏ rơi và phật ý; nỗi sợ hãi trước nguy cơ làn sóng nhập cư từ các quốc gia Hồi giáo; một sự nghi ngờ sâu sắc về các thể chế, nhất là các chính phủ dường như đã hoàn toàn ngắt các kết nối với những mối quan ngại hàng ngày của người dân. 

Sự lựa chọn giữa Đông và Tây

Các nhà lãnh đạo dân chủ đã lên nắm quyền gần đây đều chú tâm khai thác những vấn đề sâu sắc và nhạy cảm này.

Thành - bại ở vòng chung kết

Hai tuần gần đây, Tổng thống CH Séc Milos Zeman (73 tuổi), sẽ phải đối mặt với một phép thử về sức mạnh bền bỉ của thông điệp đó ở đất nước này và có lẽ là trong toàn khu vực.

“Vòng chung kết” thứ hai, và có lẽ là cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống sẽ khiến đất nước này có bước ngoặt lớn trong đường đi nước bước sau này: Tiếp tục bị thu hút về phía Đông với nước Nga và Trung Quốc, hay quay lại hoàn toàn trong vòng tay của Liên minh châu Âu.

Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra trong tháng này, sau cuộc bầu Quốc hội hồi tháng 10 năm ngoái với chiến thắng của phong trào dân chủ Ano, dẫn đầu là tỷ phú Andrej Babis, người sau đó đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Sau những cuộc bầu Quốc hội, “dường như Cộng hòa Séc có thể trượt đến điểm rơi mà chúng ta từng thấy ở Hungari và Ba Lan”, Jiri Pehe, một cố vấn chính trị của Tổng thống Vaclav Havel, hiện là Giám đốc ĐH New York ở Prague, phát biểu, ngụ ý đề cập đến các chính phủ cánh hữu ở hai nước này, vốn đang có mối quan hệ căng thẳng với Liên minh châu Âu về những động thái mà các nhà chỉ trích ở Brussels cho là phi dân chủ.

Ông Pehe nói: “Theo một số quan điểm, cuộc bầu cử này có nhiều ý nghĩa quan trọng, bởi nó sẽ cho thấy một bộ phận trong xã hội đang nhìn về phía sau, hơn là tiến lên phía trước”.

Những thách thức của CH Séc

Ông Jiri Drahos (68 tuổi), một kỹ sư hóa học, từng là cựu chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Séc, đã tự nhận mình là người bảo vệ các giá trị dân chủ và ổn định. Ông nói: “Tôi sẽ nỗ lực hết mình để chúng tôi được sống ở một đất nước mà sự tôn trọng và sự đúng đắn sẽ một lần nữa trở thành sự hiển nhiên. Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, ông đã nhận được vị trí thứ 2, với 26,6% phiếu bầu, sau ông Zeman, với 38,6% phiếu bầu.

Ông đã giành vị trí của mình trong dòng chảy trôi qua bằng cách kết thúc thứ hai với ông Zeman trong vòng bỏ phiếu đầu tiên vào cuối tuần này. Ông Zeman đã nhận được 38,6% phiếu bầu, so với 26,6 đối với ông Drahos.

Một số ứng cử viên vòng 1 đã ngay lập tức ủng hộ ông Drahos, ngay cả những người chiếm vị trí thứ ba, thứ tư và thứ năm. Các nhà phân tích cho rằng đây sẽ là một cuộc chạy đua sát sao, thậm chí không phải là không có nguy cơ trở nên “xấu xí”.

Cuộc bầu cử vào ngày 26 và 27/1 sắp tới, khi người dân được trực tiếp bỏ phiếu cho chiếc ghế Tổng thống, mới diễn ra là lần thứ hai trong lịch sử của đất nước này. Ông Zeman đã giành ghế Tổng thống năm 2013 bằng cách kêu gọi các cử tri mong muốn thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhiều người trong nước chao đảo.

Cách tiếp cận cánh tả của ông đối lập với các ý thức hệ cánh hữu của những người theo chủ nghĩa dân túy khắp nơi trong khu vực. Khi đó, ông Zeman thể hiện mình như một chiến binh có thể chiến đấu với một hệ thống đầy rẫy tham nhũng và bị cản trở bởi các sự bảo trợ chằng chéo. Nhưng chẳng bao lâu, ông buộc phải thay “bộ giáp” của một chiến binh trong một trận chiến khác: Vấn đề di dân Hồi giáo và mối quan hệ với Liên minh châu Âu.

Hai thập kỷ trước, Cộng hòa Séc sẵn lòng đón nhận những người tìm kiếm nơi ẩn náu từ các cuộc chiến ở bán đảo Balkans, trở thành nơi trú ngụ của hàng ngàn người tị nạn từ Bosnia, trong đó có cả người Hồi giáo.

Nhưng 3 năm trước đây, khi số người di cư từ châu Phi và Trung Đông tăng với vận tốc phi mã, ông Zeman trở thành một trong những người phản ứng mạnh mẽ nhất về chính sách di cư của Liên minh châu Âu, theo đó, Cộng hòa Séc được yêu cầu phải cho phép 2.691 người tị nạn trú ngụ. Nước này chấp nhận 12 người, sau đó từ chối không nhận thêm bất cứ ai. Hiện nay, vấn đề này đang là “trận chiến” trong Hội đồng châu Âu.       

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ