Trước 30 tuổi, chúng ta thích thú với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Có một câu nói những người trẻ hay sử dụng: “Phố lên đèn là em lên đường”. Ngoài 30 tuổi, những cuộc vui ít dần vì hầu như chúng ta phải dành thời gian cho bản thân và gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Ảnh minh họa.
Rồi chúng ta sẽ già đi, thân hình cũng không còn như ngày trẻ nữa. Phụ nữ sẽ phải đối mặt với những sự “xuống cấp”, những vết rạn da, những vết nhăn trên khuôn mặt,…
Ảnh minh họa.
Trước 30 tuổi, mỗi khi nghe ai nói lời tiêu cực về mình, ắt hẳn mỗi người sẽ suy nghĩ, buồn phiền tự hỏi bản thân mình có gì sai. Sau 30 tuổi, mọi lời đàm tiếu đều trở thành vô nghĩa.
Ảnh minh họa.
Ai cũng mong muốn được yêu chiều, quan tâm. Đặc biệt là phụ nữ, ngày còn trẻ, họ có thể nhắn tin cả ngày, thoải mái thể hiện tình yêu nơi công cộng nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng thế. Ở mỗi thời điểm của cuộc đời, cách yêu thương sẽ khác nhau.
Ảnh minh họa.
Ngày còn thanh xuân, chúng ta chỉ lo đến mỗi ngày mình sẽ già đi. Nhưng một khi đã chạm ngưỡng 30, tuổi tác chẳng còn quan trọng nữa.
Ảnh minh họa.
Khi đã có gia đình, chúng ta chấp nhận tránh xa mọi cuộc vui thâu đêm mà lựa chọn cuộc sống an bình, yên ấm, ngủ thật ngon bên người mình yêu.
Ảnh minh họa.
Lớn rồi mới biết, tất cả những mối quan hệ xã giao trên mạng xã hội sẽ không thể tồn tại lâu dài. Chỉ có những người sẵn sàng ở lại cùng mình, đồng hành cùng mình mới là trân quý. Cuộc đời này chỉ cần 2 – 3 người tri kỷ là quý lắm rồi.
Ảnh minh họa.
Yêu thương không cần thể hiện bằng lời nói nữa. Thay vào đó là những hành động chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình.
Ảnh minh họa.
Ngày còn trẻ, chúng ta chỉ thích “xách ba lô lên và đi” đến mọi nơi để tận hưởng, để không phải sống hoài sống phí. Sau 30 tuổi, du lịch đối với những người nàycó lẽ là phút giây thư thái được nghỉ dưỡng sau chuỗi ngày dài làm việc vất vả.
Ảnh minh họa.