Sự khác biệt của ngôn ngữ biểu đạt trong văn học và điện ảnh

GD&TĐ - Điện ảnh với sức mạnh hình ảnh cùng sự hỗ trợ của công nghệ làm phim cũng hoàn toàn có thể tạo ra một thế giới mà văn học chưa từng chạm tới.

Minh họa/INT.
Minh họa/INT.

Tiếp nối hiệu ứng “Cơn sốt Nobel Han Kang”, nhiều khán giả tìm lại bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc được chuyển thể dựa theo 3 truyện ngắn liên hoàn trong tập “Người ăn chay” (Vegetarian).

Ở góc nhìn khái quát, phim điện ảnh này khá trung thành với nguyên tác. Kịch bản được xây dựng trên những diễn biến, nút thắt chính. Đặc biệt, nội dung truyện “Vết chàm Mongolia” là chất liệu chủ yếu cho kịch bản phim. Đây cũng là truyện ngắn hấp dẫn nhất trong tập.

Với người chưa đọc truyện mà xem phim, nếu bỏ qua một số chi tiết, hình ảnh có tính dễ dãi câu khách thì sẽ thấy Vegetarian là một bộ phim xem được, gợi suy ngẫm về thân phận con người cô đơn, mất kết nối với xung quanh.

Nhưng nếu đã đọc truyện rồi mới xem phim, hoặc xem phim xong tìm đến truyện, thì ít nhiều đều cảm thấy hẫng hụt. Hẫng hụt bởi phim không chuyển tải được đầy đủ và sâu sắc thông điệp, tư tưởng về cuộc sống và nghệ thuật như tác phẩm gốc. Hẫng hụt bởi cách thể hiện của phim thiếu chiều sâu, thiếu sự đầu tư về mặt hình ảnh.

Do đó, phim không thể mở ra thế giới tưởng tượng phong phú cùng không gian đa chiều, những diễn biến tinh tế và sống động bên trong nội tâm nhân vật như trong nguyên tác.

Kịch bản phim từ tác phẩm văn học vốn đã rất quen thuộc với mọi nền điện ảnh. Nhiều bộ phim thành công rực rỡ, giúp cho tác phẩm văn học được biết đến rộng rãi. Bên cạnh đó, cũng có không ít bộ phim bị lép vế, thậm chí bị chỉ trích dữ dội vì không trung thành với nguyên tác, hay không đủ năng lực tái hiện như nguyên tác.

Với thế mạnh ngôn ngữ, nhà văn có thể huy động tối đa sức mạnh của trí tưởng tượng để tái hiện những khung cảnh khác biệt, chưa từng có, hoặc đi sâu vào phân tích, bóc tách từng tế bào nội tâm nhân vật.

Điện ảnh với sức mạnh hình ảnh cùng sự hỗ trợ của công nghệ làm phim cũng hoàn toàn có thể tạo ra một thế giới mà văn học chưa từng chạm tới. Loạt phim Avatar của đạo diễn James Cameron là một ví dụ.

Cả chương sách chỉ cần thu lại trong một khung hình. Song đôi khi chỉ một câu văn lại có thể phải diễn tả bằng cả trường đoạn.

Văn học và điện ảnh vốn tồn tại độc lập. Một bên là tư duy bằng ngôn từ, một bên là tư duy bằng hình ảnh. Ngôn từ có thể thoải mái tung hoành trên trang giấy. Nhưng sáng tạo hình ảnh gặp những giới hạn khó có thể vượt qua.

Vậy nên, mọi so sánh đều khập khiễng. Bỏ qua yếu tố về tài năng, rõ ràng giữa văn học và điện ảnh có những lằn ranh, những khác biệt. Đánh giá một tác phẩm văn học và một tác phẩm điện ảnh không thể dùng chung bộ quy tắc.

Vậy nên, những khác biệt về ngôn ngữ biểu đạt lý giải vì sao thế giới này luôn phong phú và rộng mở đến thế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đánh chặn SM-6 của Mỹ.

Houthi bào mòn năng lực tên lửa Mỹ

GD&TĐ - Lầu Năm Góc đã từ chối nói về mức độ sẵn sàng của kho dự trữ tên lửa đánh chặn của Mỹ, đặc biệt là trong cuộc chiến với Houthi.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Cuộc giải cứu trên không

GD&TĐ - Hai mươi phút trước, đội cứu hỏa phòng cháy chữa cháy Shuanglonghu thuộc quận Du Bắc, thành phố Trùng Khánh, nhận được cuộc gọi báo cháy.