Sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch

Sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch

Tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng do Bộ TT&TT vừa tổ chức tại khu vực phía Nam, các diễn giả đều cho rằng: Cần cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá mới này.

Theo ông Đào Thế Sơn - Liên minh phòng chống lao và bệnh phổi quốc tế cho biết: Trong giai đoạnkhoảng 10 năm (2010-2020), ở các thị trường mà thuốc lá mới không được kiểmsoát, tốc độ tăng tiêu dùng rất cao, nhất là ở độ tuổi thanh, thiếu niên (đốitượng chủ yếu sử dụng).

TạiMỹ, chỉ từ năm 2011 đến 2018, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nungnóng tăng từ 1,5% lên đến 27,5% cho nhóm thanh thiếu niên độ tuổi 13-15 đã gâyra một thực trạng đáng lo ngại.

Ở Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên cũng bắt đầu tăng cao,lên đến 2,6% trong nhóm học sinh tuổi từ 13-17 (theo điều tra của WHO năm2019).

Hiện thuốclá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) luôn nhắm tới giới trẻ thông qua thị hiếu, hìnhảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, xu hướng bán hàng qua mạng, hàng xách tay đangngày càng phổ biến...

Ông Sơn nhấn mạnh, nếu không có sự kiểm soát, tỷ lệ sử dụng TLĐT, TLNN sẽ tăng rất nhanh, tạo ra một  lượng người hút mới (chứ không phải giúp giảm hại cho người hút cũ), gây ra bệnh dịch kép tại những nước mà tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu còn rất cao như Việt Nam. 

Mặc dù có sự tăng nhanh về tỷ lệ sử dụng tại Việt Nam, mức độ sử dụng vẫn còn chưa quá cao để Việt Nam có cơ hội ngăn chặn sớm. Do vậy không nên cho thí điểm sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh TLĐT, TLNN tại Việt Nam.

Sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch ảnh 1
Sử dụng thuốc lá điện tử còn gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp và gây chấn thương do cháy nổ (Ảnh: IT).

Ths.BS Nguyễn TuấnLâm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: Chất độc trong TLĐT gây hội chứng tổn thương hô hấp cấp, có thể dẫn đến tử vong. Bêncạnh đó, việc sử dụng thuốc lá điện tử còn gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư,tim mạch, hô hấp và gây chấn thương do cháy nổ. Đặc biệt, còn có nguy cơ phatrộn ma túy vào dung dịch điện tử.

Trong khi đó, TLNN cũng chứa nhiều chất độc giống như từ khói thuốc lá thông thường.Khói TLNN ngoài gây tác hại cho người hút thì còn gây tác hại cho ngườixung quanh do hút thuốc thụ động.

Bà Phan Thị Hải, Phógiám đốc Quỹ Phòng chống tác hại - Bộ Y tế cho biết, xu hướng sử dụng TLĐT, TLNN trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đangtăng lên. Nhiều bạn trẻ quan điểm rằng, việc sử dụng các loại thuốc lá mới nổisẽ sành điệu, thời thượng hơn.

Theo bà Hải, nếu khôngcó những biện pháp mạnh mẽ, trong đó có việc tăng cường truyền thông thì chỉtrong một thời gian ngắn, tỉ lệ người dân sử dụng thuốc lá mới nổi sẽ tăng lênnhanh chóng.

Sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch ảnh 2
Cần cấm mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá mới.

Bà Đoàn Thu Huyền, Giám đốc Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá tại Việt Nam chia sẻ: Hiện tại, thịtrường các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam chưa lớn, chủ yếu là buônbán trôi nổi qua hàng xách tay và internet. Do đó, cần cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá mới này.

Cũng theo bà Huyền,việc cho phép các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới lưu hành trên thị trường là khôngphù hợp với các nguyên tắc phòng chống tác hại thuốc lá và mục tiêu giảm nguồncung thuốc lá. Các sản phẩm thuốc lá mới không giúp cai nghiện thuốc lá. Nếumuốn đoạn tuyệt hoàn toàn với thuốc lá, người hút cần sử dụng các biện pháp antoàn và hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.