Sự cố đáng tiếc ở Lễ khai mạc SEA Games 32

GD&TĐ - Chủ nhà Campuchia có sự nhầm lẫn đáng tiếc về quốc kỳ Indonesia với quốc kỳ Ba Lan trong lễ khai mạc SEA Games 32 hoành tráng tối 5/5.

Lần đầu tiên trong lịch sử Campuchia tổ chức một kỳ Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games).

Lễ khai mạc diễn ra trên sân vận động Morodok Techo với sức chứa hơn 60.000 chỗ ngồi với khoản kinh phí 160 triệu USD.

Chủ nhà Campuchia đã quyết tâm tạo nên một Lễ khai mạc SEA Games vô cùng hoành tráng, vượt tầm khu vực và có thể sánh với những tiêu chuẩn Olympic.

Khán giả được chứng kiến khoảng 1.000 nghệ sĩ cùng 2.000 vận động viên... cùng nhau biểu diễn các tiết mục đẹp mắt dưới sự điều phối của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia.

Tuy nhiên, lễ khai mạc SEA Games 32 vẫn còn đó những vết gợn, đặc biệt khi Ban tổ chức sơ ý nhầm quốc kỳ Indonesia với quốc kỳ Ba Lan.

Sự nhầm này trong phần phụ hoạ cho ca khúc "Cambodian Pride" (tạm dịch "Niềm tự hào Campuchia") và được phát hiện bởi các cư dân mạng xã hội.

Hiện tại, Ban tổ chức SEA Games 32 của nước chủ nhà Campuchia vẫn chưa lên tiếng về sai sót này.

Ban tổ chức nhầm quốc kỳ Indonesia với quốc kỳ Ba Lan trong lễ khai mạc SEA Games 32 tối 5/5.

Ban tổ chức nhầm quốc kỳ Indonesia với quốc kỳ Ba Lan trong lễ khai mạc SEA Games 32 tối 5/5.

Thực tế, thoạt nhìn quốc kỳ Indonesia, quốc kỳ Ba Lan (và cả quốc kỳ Công quốc Monaco) trông khá giống nhau. Ban tổ chức SEA Games 29 diễn ra tại Malaysia cũng từng nhầm quốc kỳ Indonesia thành cờ Ba Lan.

Quốc kỳ Indonesia có thiết kế cơ bản gồm hai dải nằm ngang kích thước bằng nhau. Dải trên màu đỏ, dải dưới màu trắng, cùng tỷ lệ nhưng ngược với quốc kỳ Ba Lan - tức là khi lộn ngược lại sẽ rất giống quốc kỳ của quốc gia châu Âu.

Riêng quốc kỳ Indonesia chỉ khác quốc kỳ Công quốc Monaco về tỷ lệ - do đó, bằng mắt thường cũng sẽ rất khó để phân biệt.

Quốc kỳ của Monaco, Ba Lan và Indonesia.

Quốc kỳ của Monaco, Ba Lan và Indonesia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.