Như nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết trong bài thơ Tự sự: “ Dù đục dà trong con song vẫn chảy/ Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh/ Dù người phàm tục hay kẻ tu hành/ Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ/Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó /Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”…
Lời nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi con người phải biết biết “sống từ những điều rất nhỏ”, “tròn tự trong tâm”… Đó chính là sự nhận thức và ý thức về trách nhiệm và giá trị của bản thân. Để làm được điều này, sự nỗ lực, bản lĩnh và quyết tâm từ chính mỗi ngươi âu phải là cực lớn và đóng vai trò chủ đạo. Hành trình này, không ngắn và cũng không dễ. Vì vậy hơn ai hết người dạy học cần thiết để người học tự ý hức và tự giáo dục bản thân.
Thực tế, nhiều người được sinh ra trong gia đình giàu có được bố mẹ quan tâm đầu tư cho ăn học tử tế thế nhưng vẫn ăn chơi lêu lổng, đua đòi thậm chí còn nghiện hút …Nhưng có những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó, thiếu thốn thậm chí bất hạnh nhưng lại biết vươn lên và rất thành công trong cuộc sống. Đó là do bản thân con người có chí, biết cố gắng phấn đấu, nhận thức được cái nghèo và làm mọi cách để vượt qua nó.
Có lần chấm bài văn của học sinh. Đề bài đề cập đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là bài nghị luận xã hội nên sau phần phân tích thực tiễn là phần lí giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Tuy nhiên có một giải pháp mà học sinh đưa ra khiến cô giáo phải suy nghĩ nhiều nhất. Đó là để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì bố mẹ phải làm gương cho con cái. Bài thứ nhất cô đặt bút phê: “Cô mong ông bố tương lai sẽ làm gương tốt cho con!”(Bài làm của một bạn trai). Nhưng đến bài thứ năm như vậy thì quả thật cô hết văn để phê vào từng bài luôn.
Cô giáo để dành cho phần trả bài sẽ tâm sự với học trò. Bố mẹ các em nhờ cô dạy dỗ các em và công việc của cô cũng chỉ là dạy dỗ các em. Còn việc các em đưa ra giải pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là bố mẹ phải làm gương cho con cái thì cô chỉ dám hi vọng ở các em – những ông bố, bà mẹ tương lai sau này thôi. Tụi trẻ phá lên cười. Vì chúng không nghĩ đến ngày chúng trở thành ông bố bà mẹ tương lai. Cô giáo lại tiếp: Giải pháp các em đưa ra là bố mẹ làm gương cho con cái hợp lí nhưng không khả thi. Bạn nào chót viết như vậy là cô trừ điểm khá nặng đấy? Chúng mắt tròn mắt dẹt. Sao vậy cô? Cô giáo : Đơn giản vì cô không có cái quyền đó – quyền dạy cả phụ huynh của các em. Chúng gật gù có vẻ hiểu.
Lâu nay chúng ta vẫn rất bất bình trước cách đối xử của phụ huynh với thầy cô giáo. Thậm chí có nhà báo đã ví giáo dục như cái kiềng ba chân mà hiện nay chỉ còn có hai chân vì thiếu mất sự hỗ trợ từ gia đình. Kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược này không phải là không có. Tuy nhiên, thầy cô chúng ta vẫn có thể rất tin vào sự tự nhận thức của học trò. Nếu người học không có mục tiêu, không tự tìm ra phương pháp tốt phù hợp cho bản thân thì cả giáo viên và phụ huynh đều thất bại.
Vì vậy, phần xác định mục tiêu của người học bao giờ cũng là phần đầu tiên khi bắt đầu nhận lớp mới. Thường cô giáo sẽ hỏi: Trong số các em đến đây có ai bị ép đến đây không?Tại sao các em phải học giỏi? Các em đến đây được cái gì và mất cái gì? Cô đến đây cô sẽ được và mất cái gì? Phần đa học trò trả lời như cái máy. Chúng đi học là tự nguyện. Chúng đến lớp để học kiến thức và rèn luyện đạo đức. Hơi lúng túng với các câu hỏi Tại sao và được, mất nhưng vẫn có câu trả lời. Tai sao phải học cho giỏi có bạn bảo để đền đáp công ơn của cha mẹ, để không phụ công lao dạy dỗ của các thầy cô…. Còn câu hỏi cô được gì và mất gì thì hẳn đã làm khó chúng vì chúng không thể nói thẳng ra là cô được tiền và mất công…
Khi câu chuyện đến hồi thú vị và cô giáo sẽ bắt đầu. Cô đến đây chỉ được chứ không mất đâu nhé. Này nhé dạy các em cô được tiền, được kiến thức và được cả lao động nữa nên cô chả mất cái gì luôn. Dạy các em cũng là một cách học.Cũng như các em, nếu các em xác định học là quyền lợi chứ không phải là nghĩa vụ thì các em sẽ thấy rất vui và tự hào vì được ngồi ở đây.
Thông thường những lúc như vậy chúng rất chăm chú có vẻ giống như những triết gia đang suy tư. Đó là lúc cô giáo cũng sẽ đọc tặng chúng bài thơ Tự sự của Lưu Quang Vũ: “Đất ấp ôm cho vạn hạt nảy mầm/ Nhưng chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng/ Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Chắc gì ta đã nhận ra ta/ Ai trên đời cũng có thể tiến xa/ Nếu có khả năng tự mình đứng dậy/ Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy/ Không chỉ ành cho một riêng ai”
Vậy giáo dục cần phải giúp người học nhận rõ giá trị của bản thân để có mơ ước và phương pháp phù hợp. Xây dựng ý thức tự trọng và tự giác quan trọng hơn dùng quyền hành áp đặt. Bởi gia đình tốt chưa chác con cái đã tốt. Gia đình tồi chưa chắc con cái đã tồi.