Hay chỉ trích con
Cha mẹ coi lời chỉ trích là ý kiến đóng góp, phản hồi mang tính xây dựng, nhưng con của bạn coi đó là sự soi mói hay bới lông tìm vết.
Cha mẹ thường chỉ trích con vì không biết hậu quả nó gây ra hoặc quá thất vọng trước việc làm của con. Cha mẹ làm điều sai lầm này cũng có thể do từ bé đã bị chỉ trích như vậy hoặc đó là phong cách của mình.
Tuy nhiên những sự chỉ trích dai dẳng gây nên sự phẫn nộ và coi thường. Cho nên, trong lần tiếp theo, khi định nói điều gì gay gắt với con, bạn nên tự đặt câu hỏi liệu có tác dụng gì không, có làm cho con tốt hơn... Quan trọng nhất là cha mẹ cần nhớ làm cho người khác điều mà bản thân muốn người khác làm cho mình.
Đưa ra lời khuyên không cần thiết
Cha mẹ thường dành phần lớn thời gian để khuyên răn con cái. Tuy nhiên, có khi lời khuyên biến thành những bài thuyết giảng và cằn nhằn với con.
Bạn muốn giải thích cho con về lý do không được làm điều gì đó nhưng hãy chắc chắn bản thân không vượt qua ranh giới của lời khuyên và thuyết giảng. Ngoài ra, cha mẹ không nên bắt buộc, yêu cầu con làm như bạn nói, vì điều đó khiến trẻ không có cơ hội chịu trách nhiệm.
Những lời thuyết giảng của cha mẹ tác động đến sự tự trọng và tự tin của con, vì phụ huynh thường tập trung vào những gì chúng không được làm hơn là tập trung vào những hành động sai mà trẻ đang làm. Cha mẹ nghĩ điều đó có ích cho con nhưng lại khiến trẻ thành người vô trách nhiệm.
So sánh con bạn với người khác
So sánh là phản tác dụng với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác. Sự so sánh giữa con bạn với đứa trẻ khác là một kiểu chỉ trích mang tính tiêu cực, vì nó giống như nói với con bạn rằng những đứa trẻ khác là giỏi và ngoan hơn.
Cha mẹ nghĩ rằng cách so sánh con với bạn bè, anh chị em ruột hoặc anh chị em họ sẽ khiến cho con trưởng thành và học hỏi được điều tốt. Tuy nhiên, điều này lại khiến con trở nên ghen ghét những người đó, nghi ngờ bản thân, thậm chí mối quan hệ giữa con và những người được so sánh bị rạn nứt, theo hướng tiêu cực.
Hướng sự chú ý của con bằng đề cao bản thân
Cha mẹ đừng nhầm tưởng con cũng như bạn bè khác của mình. Vì vậy, khi cha mẹ nói những câu như "khi ở độ tuổi của con, cha/mẹ không bao giờ làm những việc mà con đã làm". Câu nói này chẳng có ích gì với con bạn mà còn khiến trẻ cảm thấy bản thân là người không tốt. Thậm chí, trẻ sẽ cảm thấy bản thân không đáp ứng được sự kỳ vọng của cha mẹ.
Làm mọi việc trở nên căng thẳng
Khi con giận dữ, bạn phải bình tĩnh. Trẻ còn nhỏ và không có cách để quản lý cảm xúc của bản thân. Cha mẹ tức giận khi con tức giận sẽ khiến mọi chuyện chỉ kết thúc trong căng thẳng. Cha mẹ nên bình tĩnh, đồng cảm, chia sẻ cùng con. Lúc đó, con cũng sẽ sẵn sàng cởi mở hơn và nói lý do khiến trẻ tức giận. Cha mẹ cần dạy con làm sao để trẻ mở lòng, thoải mái nói về suy nghĩ, cảm xúc của con.
Không chú ý tới cảm xúc của con
Một đứa trẻ cần có không gian và tự do cảm nhận mọi thứ tốt, xấu, điều không tốt đẹp. Con đang học cách đương đầu với những thay đổi của cuộc sống. Việc bỏ qua cảm xúc của con có nghĩa không tôn trọng con. Điều này có thể khiến cho trở nên hung hăng không nghe lời hoặc phục tùng người khác.
Trêu chọc con
Khi mọi chuyên trở nên căng thẳng, nếu nói những câu như "tại sao con lại nhạy cảm như vậy", cha mẹ không chỉ coi thường những gì con đang cảm nhận mà còn tác động lên lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. Không ai thích bị chế giễu dù là người già hay trẻ nhỏ. Khi nói như vậy, con sẽ bắt đầu có những nghi ngờ bản thân, đặt câu hỏi về giá trị của bản thân đối với những người xung quanh.