Stress có lợi cho học thi

Stress có lợi cho học thi

(GD&TĐ) – Học thi vào phút cuối cùng có thể là cách tốt nhất để học – theo một nghiên cứu mới cho thấy stress giúp não hình thành trí nhớ mạnh mẽ hơn.

Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng những hormone được sản sinh khi chúng ta stress tạo ra thay đổi bên trong những tế bào não đã giúp trí nhớ của chúng ta được lưu trữ một cách có hiệu quả hơn.

At moments of stress, cortisol and adrenalin are released into the blood stream to produce a variety of responses
Khi bị stress, cortisol và adrenalin được tung vào mạch máu để tạo ra một loạt phản ứng

Họ thấy rằng những hormone stress như cortisol và adrenalin khiến tạo ra những thay đổi trong hoạt động của các gene neuron thần kinh và do đó thúc đẩy khả năng học.

Giáo sư Han Reul, một nhà thần kinh học tại trường ĐH Bristol, Anh, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết rằng học bài trong khi stress có thể giúp HS tăng khả năng học. Ông cho rằng những hormone stress xuất hiện để tăng cường một cơ chế “tái lập trình” ADN trong não, do đó nó có thể tăng hay giảm sự thể hiện của một số gene nhất định.

“Chúng ta thường thấy rằng những ký ức buồn thường ở lại với chúng ta đến suốt đời nhiều hơn so với các ký ức vui. Đó là do vai trò của stress – từ quan điểm sinh học, rõ ràng nó quan trọng để ghi nhớ cái đó làm chúng ta đau hay sợ hãi. Dường như hormone stress liên kết với bộ phận tiếp nhận trong não của chúng ta, nên nó tăng khả năng học và ghi nhớ.” – Giáo sư Han Reul nói – “Rõ ràng, hormones stress làm thúc đẩy quá trình thường diễn ra khi chúng ta đang học bài”.

Người ta cho rằng tái lập trình lại gene trong não để phản ứng với stress khiến các tế bào thần kinh lớn hơn và tạo thành mạng lưới liên lạc lớn hơn.

Khi bị stress, cortisol và adrenalin được tung ra vào trong mạch máu để tạo ra một loạt phản ứng bao gồm tăng lượng đường, hỗ trợ trao đổi chất và cản trở hệ thống miễn dịch. Trong lịch sử tiến hóa của loài người, điều này có thể giúp ta thoát khỏi các tình huống nguy hiểm và hoạt động của những hormone đối với não có thể giúp hình thành những ký ức mạnh mẽ giúp tổ tiên chúng ta tránh được những tình huống tương tự trong tương lai.

Tuy nhiên, bác sĩ Reul cảnh báo rằng, tuy một số loại stress có thể tốt cho việc hình thành trí nhớ, quá nhiều stress có thể có tác dụng ngược lại.

Hà Châu (Theo Telegraph)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.