Sóng nhiệt đe dọa Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các chuyên gia từ Đại học Cambridge (Anh) cho biết, Ấn Độ dự kiến phải hứng chịu những đợt nắng nóng thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo nghiên cứu mới, những đợt nắng nóng kỷ lục vào tháng 4/2022 khiến 90% người dân ở Ấn Độ có nguy cơ bị đói, mất thu nhập hoặc tử vong sớm.

Năm 2022 được coi là thời điểm nóng nhất trong 122 năm. Song, thực tế, nắng nóng cực độ đã xuất hiện trở lại vào đầu năm nay, khi hơn 60% diện tích Ấn Độ ghi nhận nhiệt độ tối đa trên mức bình thường trong tháng 4. El Nino - hiện tượng khí hậu tự nhiên có thể làm tăng nhiệt độ toàn cầu, cũng được cho là sẽ xảy ra trong năm nay.

Tần suất ngày càng tăng của những đợt nắng nóng chết người như vậy có thể ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược tiến bộ của Ấn Độ trong việc giảm nghèo, an ninh lương thực và thu nhập cũng như bình đẳng giới. Đồng thời, gây tổn hại đến chất lượng cuộc sống của hơn 1,4 tỷ người dân.

Là một hiện tượng tự nhiên, nhiệt độ cực cao được dự báo sẽ xảy ra cứ sau 30 năm hoặc lâu hơn ở Ấn Độ. Tính riêng từ năm 1992, Ấn Độ đã ghi nhận hơn 24.000 ca tử vong liên quan đến sóng nhiệt. Trong đó, nắng nóng vào tháng 5/1998 là một trong những đợt tàn khốc nhất, cướp đi sinh mạng của hơn 3.058 người.

Trong đợt nắng nóng tháng 5/2010, nhiệt độ ở thành phố phía Tây Ahmedabad lên tới 47,8 độ C. Đây là nguyên nhân làm tăng 43% số trẻ sơ sinh nhập viện. Trong khi đó, đợt nắng nóng năm 2015 đã giết chết hơn 2.330 người.

Tình trạng này đã khiến cơ quan quản lý thiên tai của chính phủ đưa ra các hướng dẫn để ngăn ngừa tử vong trong đợt nắng nóng. Đồng thời, thúc đẩy các bang của Ấn Độ xây dựng kế hoạch ứng phó nắng nóng.

Việc không thực hiện các chiến lược này có thể cản trở nền kinh tế của Ấn Độ. Nếu các kế hoạch hành động chống nóng thích hợp không được phát triển, nhiệt độ quá cao có thể khiến Ấn Độ thiệt hại lần lượt là 2,8% và 8,7% GDP vào năm 2050 và 2100. Đây là một xu hướng đáng lo ngại, đặc biệt khi Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế trị giá 10 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Theo các chuyên gia, nền nhiệt cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới những vấn đề liên quan đến nghèo đói, sức khỏe, hạnh phúc, bình đẳng, tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghiệp và đa dạng sinh học.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi tiến trình đạt được các mục tiêu này của Ấn Độ đã chậm lại trong 20 năm qua. Trong khi đó, số lượng các sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng tăng.

Nhiệt độ cực cao có thể làm trầm trọng thêm hạn hán, ảnh hưởng đến sản lượng và an ninh lương thực. Từ đó, gây nguy hiểm cho sức khỏe và hạnh phúc của một bộ phận lớn người dân Ấn Độ.

Là một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu, tổn thất về năng suất trong lĩnh vực này đe dọa đến việc làm và sức khỏe của hàng triệu nông dân. Một tình trạng đáng lo ngại khác là các đợt nắng nóng làm gia tăng bệnh do nước và côn trùng gây ra. Điều này có thể gây thêm căng thẳng cho hệ thống y tế công cộng vốn đã “chật vật” của Ấn Độ.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu ước tính, sóng nhiệt ở Nam Á sẽ phát triển mạnh và thường xuyên hơn trong thế kỷ này. Các kế hoạch hành động về nhiệt sẽ rất quan trọng trong việc tăng tốc nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với tác động. Song, chúng phải thể hiện tính phức tạp của tình trạng dễ bị tổn thương của Ấn Độ trước biến đổi khí hậu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.