Sơn La: Thiệt hại gần 60 tỷ đồng, đã tiếp cận được 6 xã bị cô lập

GD&TĐ - Ngay sau khi lũ quét xảy ra, lực lượng chức năng đã lập các đoàn công tác xuống từng địa phương bị ảnh hưởng để chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ. Ước tính tổng thiệt hại ban đầu do mưa lũ tại Sơn La khoảng hơn 59 tỷ đồng.

2 đầu Cầu Nậm Păm bị lũ cuốn trôi, giao thông bị chia cắt.
2 đầu Cầu Nậm Păm bị lũ cuốn trôi, giao thông bị chia cắt.

Ông Cao Đức Toàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tường Phù, huyện Phù Yên thông tin, tại Vân Hồ, huyện đã thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống các xã, bản để thống kê thiệt hại, giúp đỡ các hộ gia đình di dời tài sản, sửa chữa, khôi phục nhà cửa. Chiều 12/10 đã tiếp cận được bằng phương tiện xe máy tới 6 xã bị cô lập là Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa và Mường Tè.

Công tác tìm kiếm 2 nạn nhân bị mất tích tại bản Co Hó, xã Song Khủa vẫn đang được lực lượng chức năng tiếp tục triển khai tích cực.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La, tính đến chiều tối ngày 12/10, mưa lũ tại Sơn La đã làm 11 người chết, mất tích và bị thương (6 người chết, 2 người mất tích và 3 người bị thương). 3 huyện Phù Yên, Mường La, Vân Hồ là chịu thiệt hại nặng nhất.

Mưa lũ kinh hoàng đã làm 50 nhà bị sập đổ cuốn trôi, 194 nhà bị sạt lở, 43 nhà bị ngập nước, 142 nhà phải di dời khẩn cấp; gây thiệt hại hơn 550 ha lúa, 110 ha hoa màu và hơn 300 con gia súc, gia cầm; hơn 50ha ao cá... Cùng nhiều công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm và hệ thống thủy lợi bị hư hỏng nặng. Ước tính tổng thiệt hại do mưa lũ tại Sơn La lên tới 59 tỷ đồng.

Ngày 12/10, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng đã ban hành các Quyết định hỗ trợ tới các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La 200 triệu. Theo đó, hỗ trợ các gia đình có người chết mất tích (5 triệu đồng/người), có người bị thương nặng phải nằm viện (3 triệu đồng/người), các gia đình có nhà cửa bị sập đổ, trôi, hư hỏng hoàn toàn (ưu tiên các hộ gia đình chính sách) do mưa lũ gây ra trên địa bàn.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các địa phương khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”. Trước mắt, hỗ trợ cho nhà có người bị thiệt hại, huy động các lực lượng tìm kiếm người mất tích. Giúp đỡ người dân di dời tài sản, sửa chữa, khôi phục nhà cửa. Phát nhà bạt, gạo, mỳ tôm, quần áo cho những hộ bị sập nhà. Di chuyển những hộ có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.

Chỉ đạo các đơn vị giao thông huy động phương tiện, máy móc khắc phục các điểm sạt lở; có phương án thông tuyến, đảm bảo lưu thông thuận tiện. Kịp thời công tác khắc phục hậu quả cho các xã đang bị cô lập.

Tuy nhiên, do nhiều nơi giao thông vẫn đang bị chia cắt nên công tác khắc phục, cứu trợ đến nay còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều bản bị cô lập cũng khiến việc huy động nhân lực vào ứng cứu và di chuyển những hộ có nguy cơ cao bị sạt lở, lũ cuốn càng gặp khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.