Sơn La thi tuyển hiệu trưởng

GD&TĐ - Hội đồng thi tuyển chọn chức danh Hiệu trưởng đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT Sơn La năm 2018 thông báo đến các ứng viên nội dung chuẩn bị dự thi tuyển.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, định hướng nội dung phần thi viết gồm 3 nhóm nội dung. Nhóm nội dung 1 là các quy định hiện hành của trung ương và địa phương liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường THPT;

Nhóm nội dung 2: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - chuyên đề năm 2018: Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên;

Nhóm nội dung 3: Kiến thức quản lý liên quan đến công tác quản lý trường học, đến lĩnh vực dự tuyển.

Về đề án, nội dung viết đề án cần tập trung làm rõ những vấn đề sau: Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị, chỉ ra nguyên nhân kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế;

Dự báo xu hướng phát triến và đề xuất kế hoạch, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn;

Chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.

Sở GD&ĐT Sơn La cũng đã công bố danh sách ứng viên đủ điều kiện dự thi tuyển chọn chức danh hiệu trưởng đơn vị trực thuộc Sở năm 2018. Xem cụ thể các ứng viên TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.