Sôi động trước thềm kỳ thi Đánh giá Năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM

GD&TĐ - Học sinh lớp 12 và những thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT đã và đang đăng ký dự thi Đánh giá Năng lực (ĐGNL) và đăng ký xét tuyển cùng lúc, để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

 ĐHQG TPHCM. Ảnh: vnuhcm.edu.vn
ĐHQG TPHCM. Ảnh: vnuhcm.edu.vn

Theo kế hoạch, kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức trong 2 đợt.

Đợt 1 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27/3 tại 17 địa phương gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2, ĐHQG TPHCM dự kiến sẽ tổ chức thi vào tháng 5 tại 4 địa phương: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TPHCM, An Giang.

Từ ngày 28/1 đến 28/2, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi và xét tuyển đợt 1. Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất. Thí sinh cũng có thể đăng ký bổ sung nguyện vọng xét tuyển và sắp xếp lại thứ tự các nguyện vọng sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố.

Chia sẻ với Giáo dục và Thời đại, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TPHCM) cho biết, so với với năm ngoái, kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM năm nay vẫn giữ ổn định về nguyên tắc cơ cấu, độ khó… nhưng có quy mô mở rộng ở nhiều địa phương hơn. 

“Cho đến nay, đã có 82 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức để xét tuyển năm 2022. Trong số này có 10 đơn vị thành viên ĐHQG TPHCM và 67 trường đại học, 5 trường cao đẳng khác”, ông Chính bổ sung.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TPHCM). Ảnh: vnuhcm.edu.vn

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TPHCM). Ảnh: vnuhcm.edu.vn

Để giúp thí sinh có được sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi ĐGNL, các trường THPT cũng đã có những hỗ trợ cụ thể, nhất là trong quá trình hướng dẫn, đăng ký, đăng ký tập trung… Một số trường THPT còn có kế hoạch hỗ trợ thí sinh trong quá trình di chuyển khi tham dự kỳ thi ĐGNL.

Theo ông Phan Hồ Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Gò Vấp (TPHCM), việc tham gia các kỳ thi ĐGNL trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT  năm 2022 sẽ giúp học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như xác định được sức học của mình. Việc cọ xát trong một kỳ thi quy mô sẽ giúp học sinh bớt bỡ ngỡ, lúng túng. 

Ông Hải cho biết thêm, trong thời gian qua, các nội dung học tập, các kỳ kiểm tra của nhà trường đều hướng tới việc giúp học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng làm bài không chỉ với kỳ thi tốt nghiệp mà còn với các kỳ thi ĐGNL, giúp các em tự tin trên con đường bước vào giảng đường đại học.  

Năm nay, hệ thống xét tuyển chung của ĐHQG TPHCM có tổng số ngành xét tuyển là 1.266 ngành, trong đó, có 254 ngành của các trường thành viên ĐHQG TPHCM và 1.012 ngành của các trường khác.

Số ngành xét tuyển thực tế cao hơn rất nhiều vì còn 33 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển nhưng không sử dụng hệ thống xét tuyển chung.

Đáng chú ý, ngoài 10 đơn vị thành viên ĐHQG TPHCM còn có 39 trường đại học, cao đẳng sử dụng hệ thống xét tuyển chung của ĐHQG TPHCM. 

Năm 2022, dù ĐHQG TPHCM dự kiến tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực, nhưng các trường chỉ xét tuyển một lần bằng kết quả kỳ thi này. Kết quả trúng tuyển dự kiến được công bố vào ngày 5/6, trước ngày kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.