Sóc Trăng: Thí sinh tự tin làm tốt bài Ngữ văn

GD&TĐ - Kết thúc buổi thi đầu tiên môn Ngữ Văn, nhiều thí sinh ở Sóc Trăng ra về với tâm trạng phấn khởi vì đề thi môn này không quá khó.

Thí sinh tại Sóc Trăng chia sẻ sau giờ làm bài.
Thí sinh tại Sóc Trăng chia sẻ sau giờ làm bài.

Tăng sinh Tăng Hoàng Văn, điểm thi THPT Hoàng Diệu, nhận xét: “Đề thi không quá khó, bản thân tôi tự tin mình đạt từ 7-8 điểm. Câu Đọc hiểu rất dễ với thí sinh. Câu làm văn Nghị luận xã hội ấn tượng khi để yêu cầu trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

Câu Nghị luận văn học rất hay khi cho đoạn trích trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", yêu cầu thí sinh phân tích. Tôi rất thích khi người ra đề yêu cầu thí sinh liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện, để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Với yêu cầu này, thí sinh rất dễ có điểm nhưng điểm lớn thì hơi khó".

Nhiều thí sinh nhận xét đề dễ lấy điểm khá. Còn điểm giỏi thì có thể hiếm.

Chia sẻ về đề thi Ngữ văn, thí sinh Ngô Gia Bảo, thi tại điểm thi THPT Hoàng Diệu (Sóc Trăng) cho biết: Câu nghị luận xã hội là câu hỏi hay, học sinh có thể liên hệ từ thực tế bản thân mình. Đối với những bạn chịu khó tham khảo thông tin trên Internet thì có nhiều kiến thức để làm câu hỏi này. Ngoài ra, em ấn tượng với phần liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa với hình ảnh trong thực tế để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Với kết quả làm bài, em dự đoán mình sẽ đạt 7 điểm.

Còn thí sinh Lê Hải Yến cho rằng, đề thi môn Ngữ Văn khá hay, cấu trúc đề sát với chương trình học, chỉ có điều là phần nghị luận văn học có thêm phần liên hệ tìm hiểu qua đời sống, xã hội. Phần này muốn đạt điểm cao thì cần phải có kỹ năng viết, vốn sống và kiến thức xã hội. Câu dễ kiếm điểm nhất là câu đọc hiểu và nghị luận xã hội, vì câu này nói về trách nhiệm của tuổi trẻ, đời sống, tiếp nối các thế hệ đi trước. Em tự tin bước vào các môn thi tiếp theo.

Thí sinh Sóc Trăng tự tin dự thi.

Thí sinh Sóc Trăng tự tin dự thi.

Thí sinh Trần Bảo Nam chia sẻ: Phần nghị luận xã hội em làm được, bài dễ, quen thuộc, gần gũi và sát với thực tế nên em viết một mặt giấy. Tuổi trẻ thì phải noi theo thế hệ đi trước, cố gắng trau đồi kiến thức, sức khoẻ thể chất và tinh thần để cống hiến cho đất nước.

Về trách nhiệm của tuổi trẻ là phù hợp với đời sống - xã hội hiện nay. Bởi người trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn các thành tựu văn hoá của đất nước. Câu 1, 2 hỏi về thể thơ và tính từ của bài thơ em thấy khá dễ, không lắt léo. Câu 3 hỏi về biện pháp tu từ thì khó hơn vì bài thơ đó không nằm trong chương trình học và khá mới. Lúc ôn tập tụi em không ôn phần này. Chỉ ôn tìm biện pháp tu từ. Trong khi đề lần này họ đã tìm sẵn và yêu cầu thí sinh nhấn mạnh hơn. Em nghĩ mình có thể đạt từ 6 - 7,5 điểm. Khả năng kiếm trên 5 - 6 điểm khá dễ dàng. Còn từ 7 điểm trở lên khó hơn. Đề phân bố rõ ràng, thú vị, có thể đánh giá được mức độ của học sinh.

Theo một số giáo viên, đề có cấu trúc quen thuộc như những năm trước; độ khó rất “đúng tầm”, phù hợp với điều kiện học sinh trong thời gian dài phải học trực tuyến. Tuy nhiên, đề vẫn có câu hỏi phân loại được thí sinh.

Đề có cấu trúc quen thuộc như những năm trước; độ khó “đúng tầm”, phù hợp với điều kiện học sinh trong thời gian dài phải học trực tuyến. Tuy nhiên, đề vẫn có câu hỏi phân loại được thí sinh, dù tổng thể không khó.

Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, chủ yếu kiểm tra kiến thức cơ bản, học sinh có thể dễ dàng trả lời được và “ăn điểm” tuyệt đối của phần này.

Câu 1 trong phần Làm văn khá đơn giản, gắn với vấn đề quen thuộc là trách nhiệm của thế hệ trẻ, học sinh có thể dễ dàng trả lời. Câu 2 phần Làm văn nằm trong nội dung chương trình, nội dung phân loại nằm ở yêu cầu liên hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 10.000 thí sinh đăng ký dự thi ở 23 điểm thi, với 438 phòng thi (so với năm trước tăng khoảng 500 thí sinh và 2 điểm thi). Có hơn 1.000 cán bộ thực hiện công tác coi thi và hơn 200 cán bộ giám sát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.