Số phận những lá cờ cắm trên Mặt Trăng

Sau 45 năm kể từ ngày phi thuyền Apollo 11 đổ bộ xuống bề mặt Mặt Trăng, sự tồn tại của các lá cờ hiện vẫn chưa được xác nhận cụ thể.

Số phận những lá cờ cắm trên Mặt Trăng
la-co-do-apollo-11-cam-tren-ma-7481-3606

Cờ Mỹ được cắm trên bề mặt Mặt Trăng ngày 20/7/1969. Ảnh: gizmodo.com.au

Ngày 20/7/1969, phi thuyền Apollo 11 đổ bộ xuống bề mặt Mặt Trăng. Phi hành gia Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên một thiên thể ngoài không gian với câu nói nổi tiếng: "Đây là bước chân nhỏ của một con người, nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại".

Phi hành gia Buzz Aldrin sau đó đã cùng Armstrong dành hai tiếng rưỡi tiếp theo để khám phá, chụp ảnh và thu thập mẫu vật trước khi kết thúc hành trình thám hiểm trên Mặt Trăng. 

Trước khi quay trở về Trái Đất, sứ mệnh Apollo 11 đã ghi lại bằng chứng đánh dấu sự hiện diện của con người trên Mặt Trăng bằng một lá cờ Mỹ. 

Lá cờ làm bằng chất liệu nilon, có kích thước 0.91 m x 1,5 m. Sau gần nửa thế kỷ, sự tồn tại của lá cờ trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và những người đam mê khám phá vũ trụ.

Aldrin kể rằng ông nhìn thấy lá cờ bị đổ khi chịu tác động từ luồng hơi mạnh của động cơ tên lửa, khi phi thuyền kết thúc sứ mệnh nghiên cứu để trở về Trái Đất. 

Các phi hành gia cũng cho rằng lá cờ ít có cơ hội tồn tại dưới điều kiện khắc nghiệt của Mặt Trăng. Tác động của bụi hay tia cực tím trực tiếp từ Mặt Trời có thể khiến lá cờ nhanh chóng bị tẩy trắng và phân hủy trong không gian.

Trên thực tế, các nhà khoa học chưa từng hy vọng về sự tồn tại kéo dài của lá cờ trong hành trình này. Lá cờ được mua với giá khoảng 5,55 USD (tương đương 35 USD ngày nay), được làm từ chất liệu nilon thông thường và có thể tồn tại trong khoảng 10 năm. Năm 2008, một nhân viên của công ty sản xuất cờ Annin cho biết ông không tin là lá cờ có thể còn đến ngày nay.

Các sứ mệnh nghiên cứu Apollo 12, 14, 15, 16 và 17 cũng từng đem theo cờ lên Mặt Trăng, tuy nhiên các thông tin liên quan đều ít được đề cập. 

Những lá cờ này cũng không phải loại được thiết kế đặc biệt để có thể tồn tại trong không gian. Sứ mệnh của Apollo 17 bắt đầu ngày 7/12/1972, đánh dấu những bước chân cuối cùng của con người lên bề mặt vệ tinh của Trái Đất.

Kể từ sau đó, vệ tinh đóng vai trò quan sát và thu thập dữ liệu Mặt Trăng trong các sứ mệnh nghiên cứu. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các vệ tinh này được đưa lên quỹ đạo và ghi lại nhiều hình ảnh chân thực, có độ phân giải cao và chi tiết hơn.

Năm 2012, các hình ảnh được gửi về Trái Đất từ vệ tinh thăm dò quỹ đạo Mặt Trăng LROC cho thấy các lá cờ đều vẫn tồn tại và đứng nguyên vị trí, trừ lá cờ của sứ mệnh Apollo 11 và có thể là của Apollo 15.

Qua quan sát hình ảnh chụp tại nhiều khu vực khác nhau trong ngày và sự chuyển động của bóng, các nhà khoa học xác nhận rằng những lá cờ này vẫn còn trên Mặt Trăng. Sự tồn tại của lá cờ trong sứ mệnh nghiên cứu của Apollo 15 hiện vẫn chưa được xác định. Lá cờ của Apollo 11 được cho là còn nguyên vẹn và nằm trên bề mặt.

Nhiều ý kiến cho rằng màu sắc của các lá cờ rất có thể đã bị phai trắng. Hình ảnh từ LROC cho thấy dấu chân của phi hành gia và một số vật dụng khác như balo vẫn còn tồn tại trên Mặt Trăng.

Các nhà khoa học hy vọng rằng, khi công nghệ hình ảnh phát triển hơn, họ sẽ có thể ghi lại được những hình ảnh chi tiết nhất trên bề mặt Mặt Trăng, thay vì chỉ dựa vào chuyển động bóng để xác định vật thể như hiện nay.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.