Thực sự Điêu Thuyền là ai?
Điêu Thuyền vốn là “tứ đại mỹ nhân” Trung Hoa, là người làm khuynh đảo triều cương nhờ vào nhan sắc của mình.
Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là "Bế nguyệt" (khiến mặt trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lữ Bố trong văn hóa Trung Hoa.
Nàng đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến liên minh Đổng Trác - Lữ Bố bị tan rã. Nàng cũng là đại diện cho kiếp hồng nhan bạc mệnh.
Điêu Thuyền có số phận bi thảm. Sinh ra trong gia đình nghèo, trong lúc chạy loạn tới Lạc Dương, cha mất sớm vì bạo bệnh. Khổ sở vì không có tiền làm ma cho cha, Điêu Thuyền đã quỳ khóc suốt mấy ngày liền. May có Vương Doãn, một vị quan to trong triều thấy tình cảnh đáng thương ấy liền cho tiền nàng làm ma. Sau này, ông nhận nàng làm con nuôi.
Vì đã đem lòng yêu Lữ Bố từ khi ông ta cứu mình nên Điêu Thuyền chỉ muốn được gả cho vị tướng quân này. Nhưng vì cha nuôi mà nàng chấp nhận làm “gián điệp”, ly gián tình cha con.
Vương Doãn vốn là quan to trong triều nhưng lại không có quyền hành gì. Tất cả quyền lực nằm trong tay của thái sư Đổng Trác. Đổng Trác vốn nổi tiếng là người tàn bạo, hoang dâm. Thế nên, chẳng ai dám động tới ông cả.
Năm 190, quân chư hầu các nơi thảo phạt Đổng Trác, vây đánh kinh đô Lạc Dương. Trước thế mạnh quân chư hầu, Đổng Trác bắt vua và trăm quan phải chuyển sang Trường An để dễ phòng ngự. Vương Doãn cũng như các quan phải dắt gia quyến đi từ Lạc Dương đến Trường An.
Trên đường chạy loạn, Vương Doãn đã để lạc mất con gái nuôi và Điêu Thuyền đã bị bọn giặc cỏ có ý đồ làm nhục. Thật may lúc này, Lữ Bố đi qua, thấy có người bị nạn liền ra tay cứu giúp, giết sạch bọn giặc cỏ.
Thật không thể ngờ, người ngồi trong xe ngựa lại là một cô gái sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, khiến bao người vừa nhìn cái đã chết mê chết mệt. Lúc này Điêu Thuyền tròn 16 tuổi, đẹp rạng rỡ hơn trăng rằm.
Thật ra, truyền thuyết ghi lại cuộc đời Điêu Thuyền giống như một nhân vật hư cấu. Cũng có nhiều bộ phim nói về Điêu Thuyền. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là truyền thuyết. Dù vậy, đây cũng là một câu chuyện hay về việc các vị vua, tướng lĩnh xưa khó ai qua được ải mỹ nhân.
Lữ Bố đưa Điêu Thuyền về phủ và cho hai cha con gặp mặt nhau. Thấy Lữ Bố mê mệt Điêu Thuyền nên Vương Doãn bèn nghĩ ra cách dùng con gái nuôi ly gián. Ông một mặt muốn gả con gái nuôi cho Lữ Bố, một mặt muốn gả cho Đổng Trác. Thế là mưu đồ của ông đã được thực hiện.
Tương Truyền, Đổng Trác là người xảo trá và hoang dâm, đã từng tiết nhiều thị nữ vào chiều chuộng ông vì không đáp ứng được người này. Tuy nhiên, Điêu Thuyền đã dùng cách nào đó khiến cho ông chết mê chết mệt, điên đảo đắm say.
Với Lữ Bố, Điêu Thuyền cũng chiều chuộng không kém. Và cuối cùng, nàng đã khiến hai cha con mâu thuẫn kịch liệt, Lữ Bố đã giết Đổng Trác để có được người đẹp.
Vì đã đem lòng yêu Lữ Bố từ khi ông ta cứu mình nên Điêu Thuyền chỉ muốn được gả cho vị tướng quân này. Nhưng vì cha nuôi mà nàng chấp nhận làm ‘gián điệp’, ly gián tình cha con.
Lã Bố chết, Điêu Thuyền đi về đâu?
Theo Tam quốc diễn nghĩa, khi Đổng Trác chết, Điêu Thuyền về làm vợ lẽ của Lã Bố. Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, tác giả La Quán Trung không nói thêm một lời nào về Điêu Thuyền nữa.
Không ít người say mê Tam quốc diễn nghĩa, tin Điêu Thuyền là nhân vật có thật đã đặt câu hỏi: cuộc đời người con gái này ra sao sau cái chết của Lã Bố?
Sự mất tích của một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc không phải là chuyện nhỏ, vì vậy cho dù sử sách không ghi nhưng trong dân gian và các sách vở khác có không ít cách kể về nàng.
Nhiều người cho rằng, khi Lã Bố thua trận, nàng đã chết trong cảnh hỗn loạn trong khi tìm cách chạy thoát. Nhưng đa số cho rằng, một nhan sắc nổi bật như nàng sẽ khó mà lẫn lộn giữa đám đông. Vả lại những kẻ vây thành vẫn luôn để ý đến đám vợ con, tỳ thiếp của đối thủ, nên nhiều khả năng Điêu Thuyền đã lọt vào tay một trong những kẻ thắng trận, ở đây là cha con Tào Tháo.
Tam quốc diễn nghĩa đã vài lần kể chuyện cha con Tào Tháo chiếm đoạt đàn bà đẹp của những kẻ bại trận. Thế nhưng sau khi thắng Lã Bố, không thấy tác giả nói gì đến chuyện này. Vì vậy nhiều người đoán rằng, người đẹp đã lọt vào tay anh em Lưu Bị, đồng minh của Tháo trong cuộc đấu với Lã Bố; nhưng vì La Quán Trung có ý thiên vị phe Lưu Bị rõ rệt, chỉ nói tốt về phe này nên lờ tịt đi không kể chuyện Điêu Thuyền bị họ cướp đoạt ra sao.
Từ nghi ngờ này, có chuyện kể rằng khi bắt được Điêu Thuyền, Lưu Bị và Trương Phi tuy không nói ra nhưng đều thích nàng.
Sợ nhan sắc khuynh thành này làm cơ nghiệp của anh em mình xiêu đổ, Quan Vân Trường đã chém chết nàng. Lại có sách nói, Điêu Thuyền nằm trong đám gái đẹp của Lã Bố bị Tào Tháo đưa về kinh, rồi sau đó ban cho Quan Vân Trường khi ông hàng Tào.
Quan Vân Trường nghe nói đến Điêu Thuyền, biết là vợ cũ của Lã Bố vẫn còn tiếc mạng sống để chấp nhận làm đồ chơi cho kẻ khác sau khi chồng chết thì tỏ ý không hài lòng. Nàng biết ý, bèn tự sát. Cũng có tài liệu cho rằng người đẹp khuynh quốc này được Quan Vân Trường nhận làm nàng hầu, chỉ đến khi ông bị giết mới không biết nàng phiêu dạt nơi đâu.
Cũng có những lý giải, Điêu Thuyền được Quan Vũ nhận làm thiếp và đưa tới sống lại Thành Đô, mong muốn được tận hưởng cuộc sống sau khi công thành danh toại nhưng Quan Vũ bị Tôn Quyền giết. Sau đó, nàng phải sống lưu lạc.
Nhưng dù nghiêng về giả thuyết nào thì cũng có thể khẳng định rằng, người con gái này không có hậu vận tốt. Cũng như hầu hết các mỹ nhân khác của Trung Quốc cổ đại bị biến thành đồ chơi hay con cờ chính trị, Điêu Thuyền chỉ có thể nhận kết cục bi đát mà thôi.