Sò huyết dạt kín bờ biển người dân kéo nhau ra nhặt

GD&TĐ - Sóng đánh một lượng lớn sò huyết dạt vào bờ biển, người dân TX Cửa Lò (Nghệ An) kéo nhau ra nhặt về ăn và mang bán.

Người dân Cửa Lò ra bãi biển nhặt sò huyết. Ảnh: NDCC
Người dân Cửa Lò ra bãi biển nhặt sò huyết. Ảnh: NDCC

Ngày 3/5, khu vực bãi biển gần đảo Lan Châu, phường Thu Thủy (TX Cửa Lò, Nghệ An) có một lượng lớn sò huyết bị sóng đánh dạt vào bờ.

Sò huyết dạt vào kéo dài khoảng 1km bờ biển, có những vị trí sò dạt kín cả bãi cát.

Phát hiện sự việc, nhiều người dân địa phương mang theo bao tải, rổ rá để nhặt sò huyết mang về.

Có người nhặt được nhiều nên bán lại cho thương lái với giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Nhiều vị trí sò huyết dạt kín bãi cát. Ảnh: NDCC

Nhiều vị trí sò huyết dạt kín bãi cát. Ảnh: NDCC

Cô gái phấn khởi khoe chiến lợi phẩm. Ảnh: NDCC

Cô gái phấn khởi khoe chiến lợi phẩm. Ảnh: NDCC

Theo người dân địa phương, sò huyết sống dưới đáy biển, do ảnh hưởng của thời tiết, biển động nên chúng bị sóng đánh dạt vào bờ.

Thông thường vào mùa mưa bão từ tháng 7 đến tháng 9, có các loại hải sản trôi dạt vào bờ biển, nhưng đây là lần đầu tiên người dân chứng kiến cảnh tượng sò trôi vào bờ ở đầu tháng 5.

Ông Phạm Thanh Hải - Chủ tịch UBND phường Thu Thủy cho biết, số lượng sò huyết dạt bờ ước tính hàng tấn. Hiện tượng này thi thoảng xuất hiện tại địa bàn.

Chính quyền đang cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, lên kế hoạch điều xe tải đến thu gom, xử lý sò chết và vỏ để làm sạch bãi biển, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sò huyết là loài nhuyễn thể hai mảnh có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng. Năm 2019 và 2023, tại Cửa Lò cũng từng xuất hiện hiện tượng ngao tím, sò lông… dạt vào bãi biển sau các đợt mưa bão.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.