Trong đó yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non quan tâm xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ em.
Căn cứ vào thực tế khả năng nghe, nói tiếng Việt của trẻ, lựa chọn nội dung và phương pháp phù hơp để khuyến khích trẻ nghe, nói; chú ý tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép tăng cường tiếng Việt vào các hoạt động giáo dục.
Sở GD&ĐT cũng lưu việc rèn phát âm và khả năng nghe nói bằng tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ thuộc nhóm dân tộc ít người, trẻ sống biệt lập tại các thôn, bản, khu vực hẻo lánh; trẻ mới ra lớp, khả năng giao tiếp tiếng Việt còn hạn chế, giáo viên sắp xếp để có thời gian trò chuyện, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe hàng ngày.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tài liệu, học liệu về tăng cường tiếng Việt cho cơ sở giáo dục mầm non, nhóm lớp có đông trẻ em người dân tộc thiếu số; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ và chính sách hỗ trợ cho giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số thông qua các sinh hoạt thôn, bản, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản; đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các tổ chức chính trị xã hội. Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi giao lưu với học sinh tiểu học, tham gia ngày hội tiếng Việt của chúng em.
Làm tốt công tác xã hội hóa; phối hợp với phụ huynh sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian của người dân tộc thiểu số để dùng trong các nhà trường; khuyến khích phụ huynh, các tổ chức đóng góp đồ dùng, đồ chơi, vật dụng sinh hoạt địa phương để sử dụng trong hoạt động tăng cường tiếng Việt.
Kịp thời khen thưởng, tuyên dương những cá nhân, tập thể có sáng kiến hay, thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số.