Số đông người Việt có tâm lý “no bụng, đói con mắt”

Hơn 20 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì đói, thì mới thấy, thừa mứa cũng là tội ác.

Giò, bánh chưng nguyên chiếc... bị người dân vứt ra đường gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường
Giò, bánh chưng nguyên chiếc... bị người dân vứt ra đường gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường

Nếu so sánh con số khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị bỏ đi mỗi năm (tương đương với 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu); cứ 7 người trên thế giới có một người đói và

Xót xa thức ăn trong sọt rác

Trưa 15/7, tại nhà hàng bia Việt Hà trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội), một nhóm 6 khách hàng ngồi bên mâm đầy thức ăn. Họ gọi bê xào, nầm nướng, cá hấp và lẩu gà, chưa kể rau. Tiếng cụng ly lách cách, cả nhóm khách chỉ uống là chính. Kết thúc bữa nhậu, món cá hấp và lẩu gà hầu như còn nguyên, các món còn lại đều chưa hết một nửa. Nhân viên nhà hàng thu dọn đổ bỏ vào sọt rác.

Chị Diệp, quản lý nhà hàng này cho hay, nguyên tắc của nhà hàng là nhân viên không được mang thức ăn ra khỏi khu vực nhà hàng. “Nếu cho phép nhân viên mang đồ thừa về, rất khó kiểm soát có lẫn lộn với đồ chưa chế biến hay không. Hơn nữa, nhà hàng có hệ thống bảo quản thực phẩm, nếu thực phẩm mang ra khỏi nhà hàng, chúng tôi không thể chịu trách nhiệm về sự an toàn”, chị Diệp giải thích.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 183,5 nghìn lượt hộ thiếu đói (giảm 32,3% so với cùng kỳ năm trước), tương ứng với 756,2 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói (giảm 34,4%). Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 16,4 nghìn tấn lương thực và 8,5 tỷ đồng, riêng tháng 6 hỗ trợ 1,2 nghìn tấn lương thực.

(Nguồn Tổng cục Thống kê)


Chị Ngọc, từng phụ bếp nhiều nhà hàng lớn trên địa bàn Hà Nội như Ngọc Trai, Ngói... kể: “Nhiều món rất ngon, đắt tiền như tôm hùm, sườn cừu nướng, ba ba... cũng bị bỏ thừa. Tất cả các nhà hàng tôi đã từng làm đều quy định không cho nhân viên mang đồ ra khỏi cửa hàng. Trong khi, nhân viên nhà hàng do ngửi mùi thức ăn suốt ngày nên chỉ đồ ăn nào khách để lại còn nguyên vẹn, quý lắm mới động đũa một chút. Nhìn đồ ăn thừa bị trút vào thùng, xô rác mà xót ruột”, chị Ngọc tâm sự.

Không chỉ tại các nhà hàng, quán ăn, mà tình trạng lãng phí thực phẩm còn xuất hiện ngay tại các gia đình, do thói quen mua quá nhiều của các bà nội trợ, hoặc do sự đãng trí, bỏ quên hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Chiều cuối tuần, chị Hải (khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính) lúi húi dọn dẹp tủ lạnh, lôi ra một đống thực phẩm cả sống lẫn chín, từ thịt đến rau xanh và quyết định tống gần một nửa vào sọt rác. “Có hộp sữa đặc mua về xay bơ đúng một lần, bỏ quên đã nửa tháng nay. Nửa kg cá thu nướng sơ này quên không vứt lên ngăn đá, giờ cũng không ăn được nữa. Chỗ táo Mỹ mua về dúi nhầm vào ngăn rau giờ đã héo rồi... Tủ lạnh to quá đâm ra không quán xuyến hết”, chị Hải phân trần.

Chị Xuân, công nhân Công ty Môi trường đô thị cho hay, ngày nào đi quét rác, chị cũng bắt gặp cảnh đổ bỏ đồ ăn thừa từ các hộ gia đình. “Nhất là dịp sau Tết, giò nguyên cây, bánh chưng nguyên chiếc, bánh kẹo hết date... vứt đầy xe rác, vừa lãng phí vừa ôi thiu, gây ảnh hưởng đến môi trường”, chị Xuân nói.

Cần bỏ thói quen xấu

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm có 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí, tương đương 1/3 sản lượng thực phẩm toàn cầu, đồng thời gây ra các tác động tiêu cực về môi trường, tác động ngược đến chính sức khỏe của người dân.

GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam nhìn nhận, sử dụng lãng phí thực phẩm đang trở thành một thực tế đáng buồn ở Việt Nam, nhất là tại các thành phố. Không khó để bắt gặp ở Việt Nam những hình ảnh về sự lãng phí thực phẩm của người dân, từ những suất ăn gọi ra rồi chỉ ăn chút ít; từ nhiều bữa tiệc, khách khứa chỉ ăn qua loa, cho đến những bữa buffet nguyên tắc “ăn đến đâu lấy đến đó”, nhưng vẫn có nhiều người lấy về rồi bỏ đó...

Theo TS. Nguyễn Văn Toản, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam, thừa mứa thức ăn không phải là dấu hiệu xã hội phát triển. Xã hội phương Tây họ ăn vừa đủ, không bỏ phí. Hiện nhiều cửa hàng ăn trên thế giới đã đưa ra lời cảnh báo, nếu khách hàng gọi quá khả năng dùng bữa của mình, tùy theo mức độ thức ăn thừa, sẽ bị phạt tiền. Như tại Hồng Kông, mỗi món ăn đã gọi ra nhưng không dùng hết, khách hàng phải trả thêm 1,5 đôla Hồng Kông. Còn tại một số quán ăn ở Mỹ, nếu thức ăn bỏ phí đủ mức chịu phạt, khách hàng sẽ phải trả thêm 30% giá trị bữa ăn.

GS. Thịnh phân tích, nguyên nhân của thực trạng này thuộc về trình độ phát triển xã hội, nhưng quan trọng nhất là về vấn đề tâm lý. Số đông người Việt có tâm lý “no bụng, đói con mắt”; vẫn giữ quan niệm “ăn hết là không lịch sự”; “thừa còn hơn thiếu”; “chủ nhà mời khách thì phải làm nhiều”; “không ai muốn ăn miếng “danh dự” cuối cùng”...

“Cái đó thực sự rất lãng phí. Vấn đề này cần giải quyết từ quan niệm của con người. Cần có sự thay đổi, giáo dục thế nào để người dân có ý thức về chuyện ăn uống, mua sắm, chế biến đủ ăn và tiết kiệm, thừa mứa không phải là dư dả, sang trọng”, ông Thịnh nói.

Cách lấy lại tài khoản Facebook khi bị hack hiệu quả nhất

Hạ cánh trúng bãi mìn, trực thăng quân sự nổ kinh hoàng

Pháo 25mm của tiêm kích F-35A hoạt động như thế nào?

Theo Báo Giao thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ