Số điện thoại bị "ăn cắp" qua Facebook thế nào?

Chỉ với đường link tài khoản Facebook, người lạ có thể tra cứu số điện thoại của bạn, và ngược lại.

Thông tin chi tiết của một người dùng Facebook, được tìm kiếm bằng một trong những công cụ quảng cáo rầm rộ trên Google.
Thông tin chi tiết của một người dùng Facebook, được tìm kiếm bằng một trong những công cụ quảng cáo rầm rộ trên Google.

Thấy có người bình luận vào một bài đăng trên group mua bán xe hơi, Thuỳ Anh - nhân viên kinh doanh xe tại Hà Nội - tìm đường link Facebook của người đó, sau đó nhập vào một công cụ chuyển đổi trên mạng. Chưa đầy 5 giây sau, số điện thoại của "khách hàng tiềm năng" này hiện lên trên màn hình.

"Xin số thì khách sẽ ngại cho, nhưng họ không biết rằng chỉ cần bình luận hoặc nhắn tin là mình đã có thể lấy được số điện thoại của họ. Có số để gọi điện trao đổi, khả năng bán được xe cũng cao hơn" cô chia sẻ.

Ngược với Thuỳ Anh, Nguyễn Lâm, nhân viên sale bất động sản tại một dự án ở Hà Nội, lại sử dụng một công cụ chuyển từ số điện thoại sang đường link Facebook. Theo anh, khách hàng mua nhà thường tìm hiểu rất lâu và họ có thể khảo giá hàng trăm người như mình, nhưng nếu có tài khoản Zalo hoặc Facebook của khách để "stalk", việc tư vấn sẽ dễ dàng hơn và khả năng đạt được thoả thuận cũng cao.

"Stalk" là thuật ngữ ám chỉ việc "xem lén" thông tin về một người nào đó thông qua các tài khoản mạng xã hội.

Thời gian gần đây, Facebook đã hạn chế cho truy cập thông tin cá nhân của người dùng như số điện thoại, địa chỉ qua tài khoản Facebook, nhưng có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc này với mức phí thấp, thậm chí còn miễn phí. 

Thử tra cứu với một công cụ xuất hiện trên trang tìm kiếm, sau khi nhập đường link Facebook, kết quả trả về số điện thoại kèm một số thông tin cơ bản về người dùng như tên Facebook, giới tính.

Công cụ này cho phép tra cứu miễn phí 10 tài khoản nhưng nếu muốn dùng không giới hạn, mức phí chỉ vài nghìn đồng mỗi ngày.

Một số công cụ còn cho phép lấy số điện thoại của hàng loạt người dùng trong các hội nhóm hay fanpage, hoặc tự động tra cứu số điện thoại của bất kỳ ai bằng một phần mở rộng được cài đặt trực tiếp lên trình duyệt web hay tích hợp trong ứng dụng bán hàng.

Việc tra số điện thoại từ đường link Facebook qua các công cụ này có tỷ lệ thành công cao.

"Thử với 10 trường hợp, có thể thu được 6-7 số điện thoại, những trường hợp không lấy được thường là người mới dùng hoặc mới đổi link Facebook", Thuỳ Anh cho biết.

Chỉ cần một vài từ khoá, hàng loạt website hỗ trợ tra cứu thông tin người dùng Facebook xuất hiện trên trang tìm kiếm Google.

Chỉ cần một vài từ khoá, hàng loạt website hỗ trợ tra cứu thông tin người dùng Facebook xuất hiện trên trang tìm kiếm Google.

Theo anh Thành Trung, một người làm tiếp thị lâu năm, các công cụ để tra cứu thông tin người dùng, đặc biệt là số điện thoại, có rất nhiều trên mạng. Chỉ cần đường link tài khoản Facebook, bất kỳ ai cũng có thể biết được thông tin của bạn. 

Anh cho biết, trong quá trình sử dụng Facebook, người dùng sẽ thường xuyên được mạng xã hội này "đề nghị" hoặc thậm chí ép buộc cung cấp các thông tin cá nhân để định danh.

Ngoài ra, người dùng cũng khá vô tư trong việc chia sẻ dữ liệu của mình, như quê quán, nơi làm việc, gia đình... Những dữ liệu này ở chế độ công khai hoàn toàn có thể bị những công ty quảng cáo thu thập, sử dụng hoặc rao bán.

Theo anh Trung, người dùng khi đã sử dụng Facebook, buộc phải chấp nhận thực tế rằng dữ liệu của mình có thể bị công khai. Nếu không muốn để lộ số điện thoại, người dùng chỉ còn cách là đổi số điện thoại mới, hoặc thay đổi "user name" để hạn chế phần nào việc tìm kiếm.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.