Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh nói gì về việc mở cửa trở lại chợ truyền thống?

GD&TĐ - Đại diện Công Thương TP Hồ Chí Minh đã có những trao đổi, thông tin liên quan đến việc mở cửa trở lại chợ truyền thống trên địa bàn.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương thông tin về việc chợ truyền thống mở cửa trở lại. Ảnh: Khang Minh.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương thông tin về việc chợ truyền thống mở cửa trở lại. Ảnh: Khang Minh.

Tại cuộc họp báo định kỳ vào chiều 12/9, liên quan đến việc mở cửa trở lại chợ truyền thống, Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, thành phố cho biết chủ trương của thành phố là mở cửa theo lộ trình, an toàn đến đâu mở đến đó

Sắp tới, thành phố đưa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại Chợ đầu mối Bình Điền vào hoạt động, trong đó có quy định và kiểm soát chặt chẽ người vào chợ phải có kết quả xét nghiệm âm tính.

Trước mắt, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh sẽ làm việc với từng quận, huyện để nắm kế hoạch cụ thể và điều chỉnh kịp thời. Khi điều kiện phù hợp sẽ cho các chợ mở cửa trở lại.

Về công tác “đi chợ hộ”, tổng nhu cầu đăng ký trong ngày 11/9 là 62.404 hộ, giảm 7,09% (tương đương giảm 4.760 hộ) so với ngày hôm trước.

Có 17/22 địa bàn có nhu cầu giảm trong ngày, bao gồm TP Thủ Đức (giảm 386 hộ); quận 1 (giảm 28 hộ); quận 3 (giảm 23 hộ); quận 6 (giảm 187 hộ); quận 7 (giảm 84 hộ); quận 8 (giảm 1.122 hộ).

Quận 10 (giảm 10 hộ); quận 11 (giảm 145 hộ); quận 12 (giảm 273 hộ); quận Bình Thạnh (giảm 395 hộ); quận Bình Tân (giảm 114 hộ); quận Gò Vấp (giảm 759 hộ); quận Phú Nhuận (giảm 985 hộ); quận Tân Bình (giảm 214 hộ); huyện Bình Chánh (giảm 797 hộ); huyện Hóc Môn (giảm 331 hộ); huyện Nhà Bè (giảm 157 hộ).

Theo thống kê, xu hướng giảm số hộ đăng ký từ ngày 6/9 trở lại đây phản ánh người dân đã được đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm thông qua những phương thức hỗ trợ khác nhau như: chính sách hỗ trợ an sinh của thành phố, các hoạt động từ thiện, đặt giao hàng qua shipper, bán hàng lưu động,…

Theo kết quả thực hiện, có 63.359 hộ được cung ứng hàng hóa, tỷ lệ đạt 101,5% số hộ đăng ký. Tỷ lệ vượt 100% (nhưng có xu hướng giảm kể từ ngày 01/9 trở lại đây) chứng tỏ năng lực đáp ứng được tăng cường, nhưng đồng thời còn nhiều đơn hàng của các hộ dân chưa được giải quyết kịp thời, phải thực hiện trong các ngày tiếp theo.

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh thông tin về tình hình an sinh xã hội trong ngày. Ảnh: Khang Minh.

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh thông tin về tình hình an sinh xã hội trong ngày. Ảnh: Khang Minh.

Gần 1,8 triệu túi an sinh đã được chuyển cho người dân TP Hồ Chí Minh

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày 12/9, Trung tâm an sinh tại các kho của Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tiếp nhận nhiều loại mặt hàng nhu yếu phẩm các loại như rau củ, nước vải, nước gạo, trứng, cá hộp,... của tỉnh Kiên Giang và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trị giá hơn 4.277.100.000 đồng.

Các mặt hàng được phân phối đến các đơn vị:  quận 4, 6, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè, Tân Bình; Công ty Môi trường đô thị; UBND hường 4 -Quận 8; Chung cư ehome 2; Xã Bình Hưng- huyện Bình Chánh; Quận đoàn Bình Thạnh, 25 bếp ăn từ thiện và các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19 trị giá 5.048.530.000 đồng.

Như vậy, lũy kế từ ngày 15/8 đến 12/9, tổng số túi an sinh đã chuyển quận, huyện, thành phố Thủ Đức là 1.778.660 túi (ngày 12/9 không chuyển cho các đơn vị).

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, việc chăm lo an sinh cho người dân không chỉ dừng lại ở túi an sinh mà thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.