Sinh viên xúc động với vở diễn 'Thành phố buổi bình minh'

GD&TĐ - Nhiều sinh viên bày tỏ sự xúc động khi xem vở “Thành phố buổi bình minh” tái hiện về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt.

Một cảnh trong vở diễn. NSƯT Lê Tứ vai chú Sáu (thứ 5 từ phải qua).
Một cảnh trong vở diễn. NSƯT Lê Tứ vai chú Sáu (thứ 5 từ phải qua).

Hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (23/11/1922 - 23/11/2022), Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TPHCM và Đảng ủy Trường ĐH Sư phạm TPHCM phối hợp với Nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức buổi biểu diễn vở “Thành phố buổi bình minh”.

Đến tham dự vở diễn có đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TPHCM, đại diện thường trực cấp ủy cơ sở và gần 1000 đảng viên là sinh viên của 27 trường đại học, cao đẳng thuộc Đảng bộ Khối.

Bà Nguyễn Thị Là - Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TPHCM và GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM tặng hoa cám ơn đại diện Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.

Bà Nguyễn Thị Là - Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TPHCM và GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM tặng hoa cám ơn đại diện Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.

Vở diễn nhằm tôn vinh và tri ân những công lao, cống hiến to lớn, quan trọng của đồng chí Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vở diễn “Thành phố buổi bình minh” của tác giả Xuân Đức, do Hoàng Song Việt chuyển thể cải lương và đạo diễn là Phan Quốc Kiệt, cùng với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên: NSƯT Lê Tứ vai chú Sáu, NS Thanh Toàn vai Duy Mão, NS Minh Trường vai Hai Đảm, NS Tô Tấn Loan vai Hậu Lác, NS Nguyễn Văn Hợp vai Nam, NS Tiến Dũng vai Huy Hoàng...

NSƯT Lê Tứ vai chú Sáu (bìa phải) trong vở diễn, đang thể hiện quyết tâm cùng sự trăn trở của mình.

NSƯT Lê Tứ vai chú Sáu (bìa phải) trong vở diễn, đang thể hiện quyết tâm cùng sự trăn trở của mình.

Với phần chuẩn bị công phu, vở diễn đã khắc họa được hình ảnh, sau khi chiến tranh kết thúc, trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam, đồng chí Võ Văn Kiệt đã thể hiện tác phong sâu sát thực tiễn, với phương châm vừa học, vừa làm, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, đặc biệt là tinh thần mạnh dạn, táo bạo, sự năng động và đổi mới khi đảm trách cương vị Bí thư Thành ủy TPHCM.

Chính nơi đây, ông đã được người dân yêu mến dành cho những danh xưng “Sáu Dân", "Chủ tịch gạo", "Bí thư xé rào”. Ông là người góp phần quan trọng đưa TPHCM từng bước phát triển vững chắc, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

Nhiều sinh viên sau khi xem cho rằng vở diễn đã thật sự tạo được cảm xúc, qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đồng thời củng cố, bồi đắp niềm tin cho cán bộ, đảng viên, viên chức, sinh viên, học sinh và người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Thị Diễm - sinh viên năm 3 ngành Sư phạm Giáo dục Tiểu học - Đảng viên Chi bộ Sinh viên 2 - Trường Đại học Sư phạm TPHCM chia sẻ: “Sau khi xem vở cải lương "Thành phố buổi bình minh", cá nhân em nhận được nhiều kiến thức mà khi học lịch sử ở phổ thông chưa cảm nhận sâu sắc được.

Em từng được tìm hiểu về giai đoạn sau khi lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam, như: kinh tế khó khăn; nhân dân không đủ ăn, mặc không đủ ấm... Nhưng em không thể hình dung ra được cho đến khi xem buổi diễn hôm nay.

Sự khó khăn về mặt lương thực được thể hiện vô cùng chi tiết qua nét diễn của các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, bản thân em vô cùng tự hào khi đất nước luôn được đồng hành bởi những con người tài ba, sẵn sàng dành cả tuổi trẻ để xây dựng đất nước.

Trong đó, em đặc biệt sự xúc động trước mối tình của Hai Đảm và Út Lan, một mối tình gặp vô vàn trắc trở. Sau tất cả, mối tình ấy đã được đơm hoa bởi sự cố gắng của cả hai người. Tất cả những điều chạm đến trái tim em đều do sự diễn xuất xuất sắc của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang...”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...