Sinh viên tại Trung và Đông Âu giảm mạnh

GD&TĐ - Liên Hợp Quốc cảnh báo dân số Trung và Đông Âu đang giảm nhanh vì tình trạng di cư và tỷ lệ sinh thấp.

Trung và Đông Âu đối mặt với tình trạng già hóa dân số.
Trung và Đông Âu đối mặt với tình trạng già hóa dân số.

Số lượng sinh viên giảm sẽ tác động đến hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Đơn cử, 20% sinh viên Slovakia du học, so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU) là 4%. Tại Hungary, ước tính 85% người di cư dưới 40 tuổi và 33% trong số đó có bằng cấp. Còn tại Latvia, số lượng sinh viên đã giảm từ 210 nghìn người vào năm 2018 xuống còn 102 nghìn vào năm học 2022 – 2023.

Khi số lượng sinh viên giảm đồng nghĩa học phí thu về giảm và nhân tài trong các lĩnh vực khoa học mới giảm. Điều này dẫn đến việc cắt giảm ngân sách cho nghiên cứu và chuyển kinh phí sang cải thiện tình trạng già hóa dân số.

Trước tình trạng trên, Ủy ban châu Âu đã phân bổ 161 triệu euro nhằm đảo ngược vấn đề “chảy máu chất xám” ở các quốc gia có dân số giảm. Các dự án bao gồm hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ, thu hút các nhà khoa học trở về nước, tạo điều kiện nghiên cứu trong nước...

Một biện pháp khác được các quốc gia Trung và Đông Âu triển khai là tập trung vào quốc tế hóa. Đơn cử, số lượng sinh viên quốc tế tại Estonia đã tăng 20% từ năm 2020 đến 2022. Cộng hòa Séc không chỉ thu hút du học sinh mà đã “giữ chân” 45% sinh viên quốc tế ở lại làm việc.

Theo Science Business

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng

GD&TĐ - Chương trình Thay lời tri ân năm 2024 với chủ đề ‘Hy vọng” được truyền hình trực tiếp từ 20h10 ngày 17/11 trên kênh VTV1.