Bé gái M. bị bắt cóc
Vì vợ bị bệnh tim không thể sinh con bình thường, năm 1985, ông William đã ký thỏa thuận với bà Mary Beth Whitehead với nội dung: Bà Mary có nghĩa vụ sinh cho vợ chồng già nhà Stern một đứa con với giá 10 ngàn USD.
Hơn 1 năm sau, bà Mary sinh ra bé gái M., sau hơn 9 tháng được thụ tinh bằng tinh trùng của ông Wiliam. Đó là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra từ tử cung người mẹ đẻ thuê theo hợp đồng kinh tế chính thức. Ba ngày sau khi sinh, Mary trao trả đứa bé sơ sinh cho vợ chồng nhà Stern. Việc bà Stern nhận nuôi con chỉ là thủ tục mang tính hình thức.
Cặp vợ chồng chấp nhận việc “người mẹ đóng thế” thi thoảng được phép chăm sóc đứa trẻ. Thế nhưng đã xuất hiện tình huống mà nó phải xảy ra: Mary mang con gái bỏ trốn. Bốn tháng sau đó, vợ chồng nhà Stern đâm đơn đề nghị tòa án địa phương hủy bỏ hợp đồng đã thỏa thuận với Mary, tước bỏ các quyền và quyền cho con nuôi của bà Mary sau khi họ tìm được đứa trẻ.
Nhưng Mary thì kiên quyết không chấp nhận vai trò người mẹ thứ hai: “Tôi đã cho đứa bé cuộc sống và có quyền lấy lại cuộc sống của nó bất cứ lúc nào”.
Từ góc nhìn luật pháp, bà Mary rơi vào tình thế bất lợi không chỉ vì hiểu sai lệch về quyền của mình (đe dọa “lấy lại cuộc sống của nó”) mà còn vì điều kiện kinh tế khi so sánh với gia đình Stern. Vợ chồng Stern rất giàu có trong khi Mary sống nhờ trợ cấp xã hội. Vì thế tòa phán quyết vợ chồng Stern sẽ được nuôi đứa bé, cho dù vẫn công nhận tính hợp pháp của hợp đồng mẹ đóng thế.
Gia đình Stern vẫn phải trả số tiền 10 ngàn USD đúng như thỏa thuận. Ngoài ra tòa cũng thừa nhận bà Mary có quyền thi thoảng ghé thăm đứa trẻ. Bằng cách đó, bé gái M. đã có hai mẹ: Mẹ hợp pháp được thừa nhận (bà Stern) và mẹ di truyền phụ (bà Mary).
Khi người cho tinh trùng vô danh
Trường hợp Jaycee Buzzanca – bé gái ở California từng thu hút sự chú ý vào giữa thập kỷ 90 còn phức tạp hơn. Bởi người ta chuyển giao cho người mẹ đẻ thuê không chỉ có tinh trùng mà còn cả tế bào trứng. Tất cả đều có nguồn gốc của những người cho hiến nặc danh.
Chuyện cụ thể như sau: Sau nhiều năm nỗ lực sinh con vô hiệu, John Luane Buzzanca đã quyết định tìm người đẻ thuê. Các bác sĩ đã tiến hành ca thụ tinh với trứng bên ngoài cơ thể, trong dụng cụ thí nghiệm (nguyên liệu di truyền nam và nữ có nguồn gốc từ nguồn hiến nặc danh).
Sau đó, trứng đã thụ tinh được cấy vào tử cung của Pamella Snell – mẹ đóng thế. Tuy nhiên một tháng trước ngày đứa bé ra đời, John ly dị Luanne và tuyên bố không có ý định đóng góp nuôi dưỡng đứa bé. Chính vì vậy, người vợ đã đưa vụ việc ra tòa.
Ảnh minh họa.
Phương pháp thụ tinh tế bào trứng cho hiến ngoài cơ thể mà vợ chồng Buzzanca thực hiện đã vô hiệu hóa nguyên tắc “mẹ bao giờ cũng biết là ai”. Bởi trường hợp này không có mối quan hệ giữa đứa bé và người mang thai. Quan tòa buộc phải dựa trên cơ sở để xác định mẹ cho đứa trẻ. Đầu tiên, tòa khẳng định John không phải cha đứa trẻ nên không phải trả tiền nuôi con.
Tương tự, Launne cũng không phải mẹ đứa bé cho dù nếu muốn, có thể xin đứa trẻ làm con nuôi. Tòa cũng không công nhận người mẹ đóng thế là thân nhân.
Vậy thì những người cho hiến tinh trùng và tế bào nặc danh là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ? Cũng không, bởi không có cách nào xác minh. Vậy thì có thể bác sĩ? Điều này càng phi lý. Cuối cùng, tòa kết luận Jaycee không có cha mẹ.
Tòa án cấp cao hơn đã kết thúc tình trạng tranh cãi trên bằng việc công nhận John và Luanne là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ. “Jaycee không bao giờ xuất hiện trên đời nếu như Luanne và John không cùng đi đến quyết định gửi vào cơ thể người mẹ tế bào trứng đã được thụ tinh” – quan tòa lập luận. Khi kết luận được phán quyết, Jaycee đã 3 tuổi.