Siêu bồi bàn mang 10 tô canh trên đầu một lúc

Một người đàn ông ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) có thể đội khay đựng 10 tô canh trên đầu và di chuyển dễ dàng.

 Khay thức ăn thiết kế đặc biệt cho phép ông mang 10 bát đồ ăn cùng lúc. Ảnh: Huanqiu
Khay thức ăn thiết kế đặc biệt cho phép ông mang 10 bát đồ ăn cùng lúc. Ảnh: Huanqiu

Chen Changfa, 66 tuổi, sống ở làng Xiantan, tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc. Ông nổi tiếng vì có thể mang theo hơn 10 món ăn trên một khay thức ăn dài 2 m và bước đi dễ dàng mà không làm rơi.

Khi làm việc này, Chen đi đôi dép rơm, quấn chiếc khăn vải trắng lên đầu rồi đội khay đựng thức ăn bằng gỗ, nặng khoảng 10 kg. Đôi dép rơm giúp chống trơn trượt và khăn vải cố định chiếc khay.

Chen cho biết các ‘phụ kiện phục vụ’ này được sử dụng quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè, vì nó giúp ông dễ dàng hoàn thành công việc hơn.

Chen Changfa bắt đầu công việc từ năm 27 tuổi. Trong gần 40 năm qua, ông đã phục vụ hơn 300.000 bát mì theo cách này. Ông thường được người dân mời và thuê làm bồi bàn các bữa tiệc cưới và lễ hội.

Theo Cục Văn hóa Hejiang, truyền thống  phục vụ nhiều món ăn trên khay dài bắt đầu vào năm 1700. Mục đích là rút ngắn thời gian phục vụ đồ ăn trong các bữa tiệc.

Đội thức ăn trên đầu cũng giúp người bồi bàn có thể di chuyển dễ dàng trong con hẻm hẹp hoặc xung quanh đám đông lớn. Truyền thống này chỉ có trong làng Xiantan, và Chen là thế hệ thứ 9.

 Ông Chen có thể phục vụ mọi loại món ăn bằng cách đội trên đầu, kể cả món canh, súp. Ảnh: Huanqiu

Ông Chen cho biết chìa khóa để hoàn thiện công việc khó khăn này là làm chủ được động tác, phối hợp vận động cơ thể, tâm trí tập trung và thể dục thường xuyên để giữ sức khỏe dẻo dai. Nếu một người phải mất nhiều lượt đi lại để mang đồ ăn từ bếp ra bàn tiệc, ông Chen có thể chỉ đi trong một lần mà không làm đổ giọt canh nào.

Sau nhiều năm, công việc khó khăn này được Chen thực hiện một cách thuần thục. Ông có thể đi bộ nhanh, ngồi xổm, nghiêng người… với khay đồ ăn trên đầu mà không gặp trở ngại. 

Mỗi lần phục vụ, ông bước đi trong sự ngưỡng mộ của người dân địa phương và du khách. Hiện tại, ông muốn truyền nghề lại cho thế hệ sau để bảo vệ truyền thống lâu đời của tổ tiên.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.