Cụ thể là: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Bản mô tả, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo; Hoạt động dạy và học; Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; Đội ngũ nhân viên; Người học và hoạt động hỗ trợ người học; Cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu; Quản lý triển khai chương trình đào tạo; Bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo; Kết quả đầu ra.
Việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nhằm mục đích, cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo từ xa và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.
Tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.
Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục đại học) có thực hiện chương trình đào tạo từ xa các trình độ của giáo dục đại học hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.