Sẽ có ‘bản đồ số’ về giao thông Hà Nội

GD&TĐ - Tập đoàn FPT và UBND Thành phố Hà Nội đã thỏa thuận hợp tác chiến lược về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn Thủ đô với tổng giá trị đầu tư là 2.200 tỷ đồng.

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao chứng nhận hợp tác đầu tư hệ thống giao thông số cho Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình. Ảnh; VGP
Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao chứng nhận hợp tác đầu tư hệ thống giao thông số cho Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình. Ảnh; VGP

Theo thỏa thuận hợp tác, FPT sẽ triển khai hệ thống giao thông thông minh (bản đồ số hóa về giao thông) cho TP. Hà Nội và đề xuất theo mô hình cho thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Cụ thể, FPT sẽ chịu trách nhiệm mọi khâu từ đầu tư hệ thống, bảo đảm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng... Tổng mức đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội của FPT dự kiến là 1.700 tỷ đồng.

Bản đồ số do FPT triển khai sẽ cung cấp cho người dân và cơ quan quản lý những thông tin toàn diện về tình trạng giao thông theo thời gian thực, danh mục các thiết bị hạ tầng giao thông (như bến xe, biển báo…), tích hợp với các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Đồng thời người dân cũng được trực tiếp phản ánh hoặc nhận thông tin về tình trạng giao thông qua cộng cụ tương tác tự động.  

Hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội được FPT đề xuất đáp ứng yêu cầu về 10 chức năng chính theo Thông báo 484/TB-UBND ngày 29/5/2017.

Cụ thể gồm: Hệ thống thông tin giao thông phục vụ người tham gia giao thông và cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống quản lý về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; hệ thống quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hệ thống điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu; hệ thống giám sát, xử lý vi phạm bằng hình ảnh; hệ thống an ninh thông minh; hệ thống quản lý, giám sát ô nhiễm môi trường giao thông; hệ thống thu phí điều tiết, hạn chế các phương tiện giao thông vào một số khu vực nội đô theo hình thức tự động không dừng; hệ thống phần mềm chỉ huy-điều hành giao thông thông minh; hệ thống bảo mật và an toàn dữ liệu.

Ngoài giao thông thì viễn thông và giáo dục cũng được đề cập trong trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác. Cụ thể trong lĩnh vực viễn thông, FPT cũng sẽ dự kiến đầu tư 500 tỷ đồng cho việc triển khai xây dựng công trình hạ ngầm cáp viễn thông và ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung.

Trong lĩnh vực giáo dục, Đại học FPT chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ của Thành phố; đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...