Sau xung đột Ukraine, Nga sẽ có đội quân thiện chiến nhất thế giới

GD&TĐ - Giới phân tích cho rằng, những cải tổ hợp lý, hiệu quả sau thử lửa trong cuộc xung đột Ukraine sẽ khiến Nga có đội quân thiện chiến nhất thế giới.

Sau xung đột Ukraine, Nga sẽ có đội quân thiện chiến nhất thế giới

Theo giới truyền thông Moscow, Lực lượng Vũ trang Nga được đổi mới, dày dặn kinh nghiệm chiến đấu trong Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine, trong tương lai sẽ trở thành con át chủ bài của Moscow trên trường quốc tế.

Hiện tại, việc mở rộng Lực lượng Vũ trang Nga đang diễn ra, nhưng đây không chỉ là một quá trình tăng cường nhân sự, mà là một loạt các biện pháp tổ chức, thay đổi cơ cấu lực lượng, cải tổ chiến thuật tác chiến, nhằm vào các hoạt động quân sự trong tương lai.

Theo bài viết trên Reporter, quân đội là một cơ chế tổ chức rất lớn và phức tạp, cần địa điểm triển khai, căn cứ huấn luyện, cơ sở sửa chữa, kho bãi hậu cần, tức là mọi thứ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Hiện nay, tất cả mọi điều này đang được cải tổ theo hướng tinh gọn, tối ưu.

Về mặt tổ chức biên chế và cơ cấu vũ khí tổng hợp chính của Lực lượng Vũ trang Nga là các đơn vị cấp sư đoàn.

Theo quy định, một sư đoàn bao gồm năm trung đoàn: Ba trung đoàn bộ binh cơ giới; một trung đoàn xe tăng; một trung đoàn pháo tự hành và tên lửa phòng không; cũng như một số đơn vị độc lập làm nhiệm vụ chống tăng, trinh sát, y tế và hậu cần (công binh, cầu phà, phòng hóa…).

Các sư đoàn tăng-thiết giáp có xu hướng thiên về trang bị hạng nặng hơn, nhưng cơ cấu tổ chức chính cũng tương tự nguyên tắc đã được nêu ở trên.

Các sư đoàn được tập hợp trong mô hình một quân đoàn hoặc các tập đoàn quân, hình thành lực lượng lục quân, lực lượng quyết định chiến thắng trong một cuộc chiến tranh và đóng vai trò nòng cốt trong bất cứ quân đội nước nào.

Như vậy, không thể đơn giản là bổ sung thêm vài trăm nghìn tay súng vào bảng biên chế của Bộ Quốc phòng Nga là đã hình thành nên quân đội.

Do đó, theo các chuyên gia, sắc lệnh động viên một phần của Tổng thống Vladimir Putin xuất hiện gần đây chỉ là một phần trong các biện pháp nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, chứ không thuần là ra lệnh tổng động viên rồi đặt súng vào tay là đã biến họ thành binh sĩ.

Đó là lý do tại sao Nga không cần thêm một đợt động viên nào nữa, vì mọi nhu cầu nhân lực của quân đội đã được đáp ứng đầy đủ, các đội hình mới đang được thành lập, cả lực lượng hợp thành và lực lượng chuyên biệt, với đội ngũ nhân viên có trình độ ở mọi cấp độ.

Huấn luyện nghiệp vụ và phối hợp tác chiến của các đội hình mới sẽ tạo nên bước ngoặt ở Khu vực Chiến dịch Quân sự Đặc biệt, họ sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chiến đấu mà Quân đội giao phó, đồng thời đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp tốt và lợi ích vật chất của mình.

Trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, các doanh nghiệp của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã nhận được động lực phát triển mạnh mẽ, sản xuất số lượng lớn vũ khí, đạn dược và các sản phẩm khác cần thiết cho quân đội.

Các kho chứa thiết bị và đạn dược cũ vơi đi từng nào thì sẽ được lấp đầy bởi những thiết bị mới trong một vài năm tới. Trong khi đó, những phát triển mới nhất của các nhà thiết kế vũ khí Nga đang tiếp tục được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Trong 3-4 tháng tới, các mặt trận sẽ có những diễn biến mang tính bước ngoặt. Lực lượng vũ trang Nga được thử lửa trong Chiến dịch Quân sự Đặc biệt có thể trở thành đội quân sẵn sàng chiến đấu và thiện chiến nhất trên thế giới, trở thành con át chủ bài chính của Moscow trên trường quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...