Sau khi bị trục xuất ở giải Úc mở rộng, Novak Djokovic còn nguy cơ vắng mặt ở những giải nào?

GD&TĐ - Tay vợt hàng đầu thế giới Novak Djokovic đã rời Australia sau khi bị nhà chức trách nước này kiên quyết từ chối vì anh không tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Djokovic rời đi nhưng tranh cãi về vắc-xin thì vẫn còn lại.

Miomir Kecmanovic, người lẽ ra sẽ đấu với Djokovic ở vòng một Australia Mở rộng vào ngày 17/1, lên tiếng cho rằng các chính trị gia Australia đã đối xử với anh không công bằng.

Còn khi tay vợt Dusan Lajovic đánh bại Martin Fucsovics của Hungary, một fan người Serbia lập tức phát biểu: “Dusan Lajovic đã trả thù cho người anh em Serbia bằng cách xoá bỏ Martin Fucsovics”. Trước đó, Fucsovics đã khiến người ủng hộ Djokovic tức giận khi báo chí trích lời anh chỉ trích Djokovic không tiêm vắc-xin và vẫn đến Australia.

Đó là những ví dụ cho thấy câu chuyện của Djokovic và vắc-xin đang gây tranh cãi mạnh mẽ.

Djokovic được miễn trừ các quy tắc tiêm chủng để thi đấu giải Australia Mở rộng 2022 do anh đã mắc Covid-19 vào tháng 12. Nhưng khi anh đến Australia, lực lượng biên phòng cho biết, quyền miễn trừ không hợp lệ và có các động thái trục xuất anh, châm ngòi cho cuộc chiến pháp lý kéo dài 11 ngày và một màn kịch chính trị vẫn đang tiếp diễn.

Chuyện to hơn khi Tổng thống Serbia Alexander Vucic cũng tham gia cuộc tranh cãi với phát biểu rằng, Djokovic đã bị ngược đãi về tinh thần và thể chất ở Australia.

Song Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Australia Josh Frydenberg đã phản bác phát biểu đó. “Tôi không xin lỗi vì việc áp dụng các quy định của Australia liên quan đến chính sách bảo vệ biên giới - những quy định đã giúp chúng tôi được an toàn”, ông nói: “Điều đó không liên quan đến việc anh là tay vợt số 1 thế giới hay chỉ là một cô gái bình thường từ một nơi xa xôi. Nếu anh chưa tiêm chủng, quy tắc được áp dụng như nhau”.

Vẫn chưa rõ Djokovic sẽ thi đấu ở đâu tiếp theo. Anh là nhà đương kim vô địch của giải đấu lớn tiếp theo - giải Pháp Mở rộng vào tháng 5 - 6/2022.

Nghị sĩ Quốc hội Pháp Christopher nói rằng, luật mới trong đó cấm những người không tiêm vắc-xin vào các địa điểm thể thao và những nơi công cộng khác sẽ được áp dụng với những ai muốn thi đấu ở Pháp Mở rộng: “Djokovic không thể thi đấu nếu không tôn trọng quy định dành cho các quan sát viên, các vận động viên chuyên nghiệp…”.

Còn Bộ trưởng Y tế Pháp Roxana Maracineanu khẳng định luật này sẽ áp dụng cả cho công dân Pháp và nước ngoài.

Djokovic cũng sẽ thi đấu để bảo vệ chức vô định ở giải Wimblendon. Nước Anh đã cho phép miễn trừ nhiều quy định về Covid-19 với các vận động viên nước ngoài, nếu họ chỉ ở trong các khu vực “bong bóng” xung quanh địa điểm thi đấu. Còn Liên đoàn Quần vợt Mỹ, nơi điều hành giải Mỹ Mở rộng nói rằng họ sẽ tuân thủ các quy định của chính phủ về tiêm vắc-xin.

Khi Australia vẫn theo đuổi chính sách Zero Covid thì các quy định là bình đẳng với tất cả - đúng như các quan chức Australia đã nói. Quyết định cấm Djokovic nhập cảnh là hoàn toàn đúng về mặt luật pháp cho dù theo nhiều người nó làm xấu hình ảnh Australia.

Nhưng mặt khác, chính sự nghiêm khắc này đã khiến Australia cho đến giờ vẫn là một nơi khá “sạch sẽ” với Covid-19, với tỷ lệ tử vong khá thấp so với nhiều nước. Lợi ích của người dân Australia được đặt lên trên một giải thi đấu nổi tiếng, một người nổi tiếng.

Điều quan trọng nhất là Australia vẫn muốn không vì vụ việc này mà làm tổn hại đến quan hệ với Serbia. Trong khi Thủ tướng Serbia Ana Brnarbic gọi quyết định trục xuất Djokovic là một bê bối, Ngoại trưởng Australia Marise Payne và Thủ tướng Morrison đã liên hệ với Thủ tướng Serbia trong cuộc chiến pháp lý tuần trước.

“Tôi tin rằng, mối quan hệ song phương rất tích cực giữa Australia và Serbia sẽ tiếp tục trên cơ sở vững chắc hiện nay” - bà Payne nói với các phóng viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.