Càn Long là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất thời nhà Thanh. Triều đại của ông, đất nước thái bình, thịnh trị, muôn dân hưởng phúc, người người ấm no.
Có thể nói, Càn Long thực sự là một minh quân lỗi lạc. Tuy nhiên, cũng có nhiều câu chuyện ghi lại, chứng minh Càn Long không phải là một bậc thánh hiền.
Vào một ngày nọ, khi Càn Long đi vi hành đến vùng sông nước Giang Nam. Vì lúc đó là mùa hè, thời tiết rất nóng, thấy một người nông dân bán dưa hấu bên lề đường, Càn Long đã lệnh cho tùy tùng đi mua. Không ngờ rằng, người nông dân trồng dưa không chịu bán, nói rằng dưa hấu đã có người đặt trước.
Đi vi hành tối kỵ không được để lộ thân phận, Càn Long phái các tùy tùng nghĩ cách, cuối cùng cũng mua được dưa hấu để ăn.
Ngôi bên một quán nhỏ vệ đường để ăn dưa hấu, Càn Long lại ăn theo kiểu của mình. Vị hoàng đế ăn từ bên ngoài vào trong, từ lớp dưa trắng nhạt nhẽo cho đến tâm dưa đỏ au, ngọt lịm.
Thấy phương pháp ăn dưa của Càn Long kỳ quặc, người nông dân bèn thắc mắc. Lúc này, Càn Long chậm rãi giải thích: "Ăn dưa theo cách này, miếng sau sẽ ngon hơn miếng trước. Ăn theo cách như mọi người vẫn ăn, phần ngon ăn hết, phía sau sẽ nhạt nhẽo, không còn muốn ăn nữa".
Tuy nhiên, giải thích của Càn Long không thuyết phục được người nông dân. Người này chậm rãi nói: "Ăn từ tâm của quả dưa, miếng đầu tiên đã ngọt lịm, sẽ có dư vị rất tốt, khiến người ta muốn ăn miếng tiếp theo. Mỗi một miếng đều là vị ngọt, trong miệng lưu lại vị mát, chậm rãi thưởng thức, sẽ thưởng thức được vị ngon thực sự.
Theo cách ăn của ngài, ngay từ đầu đã cảm thấy nhạt nhẽo, miếng tiếp theo cũng không hào hứng gì, chỉ muốn nuốt qua loa, làm sao có thể thưởng thức được vị ngon ngọt của dưa hấu?".
Nghe người nông dân kiến giải, Càn Long cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, nhận định rằng, người nông dân trồng dưa này không hề đơn giản. Không chỉ kiến thức rộng rãi, lý luận còn rất chắc chắn, thuyết phục.
Bởi thế, Càn Long muốn mời người nông dân trồng dưa vào kinh, nhậm chức thầy giáo, dạy dỗ cho các hoàng tử. Thế nhưng người nông dân lại khảng khái từ chối, nói rằng bản thân không hề theo đuổi công danh, quyền lực.
Sau đó, Càn Long rời đi. Tuy nhiên, vốn là một ông vua đa nghi, Càn Long càng nghĩ càng thấy không ổn. Người tài vốn đã hiếm nhưng cũng lại là con dao hai lưỡi, nếu phụng sự triều đình, điều này rất tốt. Nếu muốn làm phản, giúp đỡ kẻ khác, sẽ gây hại cho đất nước, triều đình, phải trừ bỏ.
Vì vậy, lên đường không bao lâu, Càn Long lệnh cho ám vệ quay lại giết chết người nông dân trồng dưa uyên bác.
Tuy nhiên đều Càn Long không nghĩ tới là khi ám vệ quay lại, người nông dân trồng dưa đã biến mất từ lâu, chỉ thấy lưu lại vài vết tích của người này để lại, ghi rằng: "Ta vốn là người nhàn rỗi, thầm nghĩ sẽ bình thản sống qua những ngày yên bình, vậy mà lại gặp biến cố. Xin từ biệt không hẹn gặp lại".