Sau hàng thế kỷ, chúng ta đã tìm thấy ngôi sao "tròn" nhất vũ trụ này

Các hành tinh hay ngôi sao trong vũ trụ đều có hình cầu, nhưng không hề hoàn hảo. Và nay, một ngôi sao tiệm cận sự hoàn hảo đã được tìm thấy.

Sau hàng thế kỷ, chúng ta đã tìm thấy ngôi sao "tròn" nhất vũ trụ này

Mặt trời, Trái đất và các hành tinh, ngôi sao trong vũ trụ đều có hình cầu. Tuy nhiên, những hình cầu này không hoàn hảo. Nếu chiếu trên bề mặt 2 chiều, ta sẽ không bao giờ có được một hình tròn trọn vẹn.

Như Trái đất chẳng hạn, đường xích đạo của chúng ta dài hơn đường kinh tuyến gốc tới 43km, nên thực ra Trái đất có hình dạng hơi méo một chút.

Sau hang the ky, chung ta da tim thay ngoi sao

Nhìn chung, tất cả các hành tinh hay ngôi sao đều có độ méo nhất định, ăn thua là méo nhiều hay méo ít thôi. Và mới đây, sau hàng thế kỷ, các chuyên gia đã tìm ra một ngôi sao được đánh giá là "tròn nhất" vũ trụ hiện nay.

Cụ thể, nhóm thiên văn gồm nhiều nhà khoa học quốc tế đã tìm thấy một ngôi sao nằm cách chúng ta 5000 năm ánh sáng. Đó là ngôi sao mang tên KIC 11145123 - hay Kepler 11145123, với sai số giữa đường xích đạo và kinh tuyến tại vùng cực chỉ là 3km - nhỏ nhất trong số tất cả các thiên thể trong vũ trụ này.

Nhóm nghiên cứu được lãnh đạo bởi giáo sư Laurent Gizon (học viện Max Plank) đã sử dụng một kỹ thuật gọi là asteroismology. Tương tự như cách các nhà địa chất học tìm hiểu những gì xảy ra bên trong lòng Trái đất, asteroismology cho phép các chuyên gia theo dõi diễn biến bên trong những ngôi sao ở khoảng cách xa.

Sau hang the ky, chung ta da tim thay ngoi sao

Giáo sư Gizon cho biết: "Sự co giãn theo chu kỳ của một ngôi sao có thể được xác định bằng độ sáng của nó. Tần số dao động có thể cho ta biết mật độ của ngôi sao, tuổi của sao, và quỹ đạo của ngôi sao. Có điều đến nay, chúng ta còn biết thêm về hình dạng của chúng nữa".

Theo giáo sư, ngôi sao này quay rất chậm, và đây là một trong những lý do giúp nó tròn một cách gần như hoàn hảo.

KIC 11145123 được lựa chọn để nghiên cứu nhờ vào tần số dao động cực kỳ dài, giúp các chuyên gia tính toán chính xác kích cỡ của nó. Tuy nhiên, đây không phông phải là ngôi sao duy nhất có tần số đủ điều kiện. Gizon cho biết, họ đang có ý định áp dụng chính phương pháp này để theo dõi một số hành tinh trong những nhiệm vụ tiếp theo của NASA.

Ông chia sẻ: "Sẽ thật thú vị khi theo dõi tốc độ chuyển động của một ngôi sao, cùng một từ trường mạnh có thể thay đổi hình dạng của nó như thế nào".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ