Virus SARS-CoV-2 đã tập hợp 13 đột biến với protein gai giúp virus thoát khỏi phản ứng miễn dịch và 19 đột biến khác có thể thay đổi hành vi của virus.
Hiện vẫn chưa rõ liệu những đột biến này có khả năng lây nhiễm sang người khác không.
Tiến sĩ Juan Ambrosini - Phó Giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Đại học Barcelona cho biết đây là trường hợp ngoại lệ, không phải là những điều thường xảy ra đối với những người mắc HIV.
Tình trạng nhiễm bệnh kéo khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Người phụ nữ trong nghiên cứu sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Những phát hiện này được cho là rất quan trọng đối với việc kiểm soát COVID-19 vì những bệnh nhân này có thể là nguồn lây truyền và tiến hóa liên tục của virus.
Theo ông Tulio de Oliveira - nhà nghiên cứu tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban, trường hợp này thường không được chú ý. Người phụ nữ được điều trị tại bệnh viện nhưng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ mặc dù trong người vẫn có virus.
Trường hợp này chỉ được các nhà khoa học phát hiện vì cô ấy đã tham gia vào một nghiên cứu trên 300 người nhiễm HIV để xem xét phản ứng miễn dịch với COVID-19. Ngoài ra, 4 người nhiễm HIV khác đã mang virus SARS-CoV-2 trong hơn 1 tháng.
Trước đây, chỉ có 1 trường hợp người nhiễm HIV mang virus SARS-CoV-2 trong một thời gian dài được nghiên cứu.
Tiến sĩ Ambrosini cho biết một số bệnh nhân bị ức chế miễn dịch đã mang virus SARS-CoV-2 trong thời gian dài. Đã có báo cáo về trường hợp những người được cấy ghép thận có mắc COVID-19 trong gần 1 năm.
Phát hiện này có thể đặc biệt quan trọng với châu Phi - nơi có 20,6 triệu trong số 37,6 triệu người nhiễm HIV vào năm 2020. Vào ngày 4/6, WHO cảnh báo sự gia tăng mạnh về các ca nhiễm trùng có thể khiến cho các quốc gia phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh thứ ba.