Sao Mộc không quay xung quanh Mặt Trời

Tàu thăm dò Juno của NASA vừa mới tiến gần sao Mộc hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào từ trước đến nay. Và không có gì đáng ngạc nhiên, các bức ảnh cho thấy hành tinh thứ 5 này trông thực sự rất to lớn khi nhìn cận cảnh.

 Sao Mộc không quay xung quanh Mặt Trời

Hành tinh này rất lớn, và trên thực tế, nó không thực sự quay quanh mặt trời. Với khối lượng bằng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời cộng lại, sao Mộc đủ lớn để trọng tâm kết hợp giữa sao Mộc và mặt trời không thực sự nằm bên trong mặt trời – thay vào đó sẽ nằm ở một điểm trong vũ trụ ngay phía trên bề mặt của mặt trời.

Cách thức hoạt động

Đây là một vấn đề vật lý và định luật về lực vạn vật hấp dẫn của Newton. Định luật này nói rằng, các vật thể sẽ kéo vật thể khác bằng một lực tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Vì thế, khối lượng vật thể càng lớn thì có nghĩa là lực hấp dẫn càng mạnh, nhưng khi di chuyển ra xa thì lực hấp dẫn này lại giảm xuống theo cấp số nhân. Đây là lý do tại sao lực hấp dẫn có thể giữ cho đôi chân của bạn đứng trên mặt đất, nhưng lại không đủ mạnh để kéo sao chổi trong vũ trụ xuống trên đầu chúng ta.

Khi một vật thể nhỏ quay xung quanh một vật thể lớn trong không gian, vật thể có khối lượng nhỏ hơn không thực sự đi theo một đường tròn xung quanh vật lớn. Thay vào đó, cả hai đối tượng đều quay quanh một trọng tâm kết hợp. Vị trí của trọng tâm này được quyết định bởi tương quan về khối lượng giữa hai vật thể.

Trong những tình huống quen thuộc – chẳng hạn như Trái đất quay xung quanh mặt trời - có khối lượng lớn hơn Trái đất rất nhiều – trọng tâm sẽ nằm gần với trung tâm của vật thể lớn hơn đến nỗi tác động của hiện tượng này là không đáng kể. Vật thể lớn hơn dường như không chuyển động, và vật thể nhỏ hơn thì vẽ thành một đường tròn xung quanh vật thể lớn hơn.

Nhưng thực tế thường phức tạp hơn rất nhiều

Ví dụ như: Khi trạm vũ trụ quốc tế ISS quay xung quanh Trái đất, cả Trái đất và trạm ISS đều quay xung quanh trọng tâm kết hợp. Tuy nhiên, trọng tâm này nằm rất gần trọng tâm của Trái đất, khiến cho chuyển động của Trái đất xung quanh điểm này gần như không thể phát hiện – và trạm ISS đã bay theo một vòng tròn gần như hoàn hảo xung quanh Trái đất.

Sự thật này cũng tương tự với hầu hết các hành tinh quay quanh mặt trời. Mặt trời lớn hơn Trái đất, Sao Kim, sao Thủy, hoặc thậm chí cả sao Thổ rất nhiều, nên tất cả trọng tâm kết hợp của các ngôi sao này với mặt trời đều nằm rất sâu bên trong mặt trời.

Tuy nhiên, với sao Mộc thì lại không như vậy

Hành tinh khí khổng lồ này lớn đến nỗi trọng tâm kết hợp của nó và mặt trời – hay còn gọi là tâm tỷ cự - trên thực tế nằm ở vị trí cách tâm mặt trời 1,07 lần bán kính mặt trời – hay nói cách khác là nằm ở phía trên cách bề mặt mặt trời một khoảng cách bằng 7% bán kính. Cả mặt trời và sao Mộc đều quay xung quanh điểm đó.

Về bản chất, điều này có nghĩa là sao Mộc và mặt trời di chuyển trong vũ trụ cùng với nhau – mặc dù khoảng cách và kích thước lại khác biệt khá lớn. Kích thước của sao Mộc chỉ bằng một phần của mặt trời.

Nhưng lần tới, nếu có ai đó hỏi bạn sự thật về vũ trụ thì bạn sẽ biết rằng: sao Mộc thật sự lớn đến mức nó không quay xung quanh mặt trời.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.