Sáng mãi tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"
Trung đoàn Thủ đô trong ngày lễ mừng giải phóng Thủ đô tháng 10/1954
Trung đoàn Thủ đô trong ngày lễ mừng giải phóng Thủ đô tháng 10/1954
 

Cách đây tròn 67 năm, đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân dân cả nước nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Theo Đại tá, PGS.TS. Dương Hồng Anh (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam), tại khu vực nội thành Hà Nội, sau hơn 2 tuần chiến đấu, trước yêu cầu thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, Đảng ủy Liên khu 1 quyết định hợp nhất các lực lượng vũ trang trong Liên khu thành lập 1 Trung đoàn chính qui mang tên “Trung đoàn Liên khu 1” với quân số khoảng 2.500 người (từ ngày 12/1/1947, Trung đoàn được mang tên Trung đoàn Thủ đô).

Trước khi nổ ra kháng chiến toàn quốc, việc tổ chức bảo đảm vũ khí cho các tiểu đoàn vệ quốc chiến đấu ở Hà Nội được Trung ương Đảng, Bộ Tổng Chỉ huy, Ban Chỉ huy Mặt trận Hà Nội đặc biệt quan tâm. Công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương, bí mật bằng nhiều cách. Nhiều cán bộ của Ủy ban Bảo vệ Thành phố, bộ đội, tự vệ chiến đấu được cử xuống các khu phố vận động nhân dân tích cực mua sắm, sửa chữa vũ khí.

Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra ở Liên khu 1 ngày càng gay go, ác liệt. Từ giữa tháng 1/1947, Trung đoàn Thủ đô phải đương đầu với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự thiếu thốn vũ khí, đạn dược.

Trước tình hình trên, Đảng uỷ Mặt trận Hà Nội và Bộ Chỉ huy Tiền phương Chiến khu 2 đã tăng cường vận chuyển vũ khí đạn từ ngoài vào.

Nhân dân nội, ngoại thành Hà Nội cũng hăng hái tham gia phục vụ chiến đấu. Nhiều chị em phụ nữ, các cháu thiếu nhi đã luồn lách trong các giao thông hào, chướng ngại vật trên đường, vượt qua lửa đạn tới tận chiến hào để tiếp tế đạn dược cho bộ đội đánh giặc.

Các tổ sửa chữa lưu động tăng cường hoạt động làm nhiệm vụ sửa chữa tại chỗ vũ khí hư hỏng. Các công binh xưởng di chuyển ra ngoại thành, vừa ổn định nơi ăn chốn ở đã nhanh chóng sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược cung cấp cho Trung đoàn.

Nhờ hoạt động mưu trí, dũng cảm của các lực lượng vận tải nên các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô đã được bổ sung thêm 500 quả lựu đạn và 1.000 viên đạn các loại... Trong quá trình chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tích cực thực hiện phương châm “lấy vũ khí địch đánh địch”.

Trong những ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô, Trung đoàn đã đánh những trận vang dội ở Bắc Bộ Phủ, Đồng Xuân, Long Biên, Hàng Lược, Tràng Tiền, nhà thuốc Norman, nhà Xôva, Hàng Thiếc...

Bằng các loại súng bộ binh, các chiến sĩ Trung đội 4, Tiểu đoàn 102 từ sân thượng nhà số 18 phố Lương Văn Can đã bắn rơi máy bay địch... Tại trận chiến đấu trên phố Hàng Thiếc, đồng chí Trần Đan, Chính trị viên trung đội, bằng lựu đạn tiêu diệt nhiều tên xâm lược.

Lựu đạn nổ trên tay, đồng chí bị thương, nhưng với tay trái đồng chí tiếp tục chiến đấu và được gọi là “Vua lựu đạn”. Tại cuộc chiến đấu ở chợ Đồng Xuân, bằng lưỡi lê, dao găm, mã tấu…, các chiến sỹ Tiểu đoàn 101 đã tiêu diệt gần 200 tên địch.

Đầu tháng 2/1947, quân Pháp được tăng viện và liên tiếp tổ chức các cuộc tiến công lớn vào Liên khu 1, việc tiếp tế đạn dược ngày càng khó khăn. Sau trận Đồng Xuân, đạn của Trung đoàn Thủ đô còn rất ít, mỗi khẩu súng chỉ có 20 viên đạn; chai cháy, lựu đạn, bom ba càng cũng gần hết.

Để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, Bộ Tổng Chỉ huy lệnh cho Trung đoàn rút khỏi Hà Nội. Đêm 17/2, Trung đoàn bí mật vượt sông Hồng rút khỏi thành phố. Đến 12 giờ ngày 18/12/1947, Trung đoàn đến nơi tập kết tại làng Văn Hoạch, Long Tựu, huyện Đông Anh với đầy đủ người và vũ khí trang bị. Sau đó, Trung đoàn hành quân về hậu phương an toàn.

Trải qua 60 ngày đêm kiên cường bám trụ, chiến đấu trong vòng vây của địch, Trung đoàn đã cùng với quân dân Hà Nội loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch, phá huỷ hơn 100 xe quân sự, bắn chìm 1 ca nô, bắn rơi và phá huỷ 5 máy bay của chúng.

Chiến công và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã tô đẹp và làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, của Thăng Long-Hà Nội.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.