Sản phụ đến bệnh viện khi đã quá ngày dự sinh, bác sĩ lắc đầu khi lấy bé ra

Người mẹ đã không chuyển dạ trước ngày dự sinh ở tuần 40.

Nếu không có dấu hiệu sinh khi ngày dự sinh trôi qua, sản phụ có thể tiếp tục chờ đợi, nhưng với sự kiểm soát chặt chẽ từ phía bác sĩ và nên đi siêu âm, đo tim thai thường xuyên 2-3 ngày một lần.
Nếu không có dấu hiệu sinh khi ngày dự sinh trôi qua, sản phụ có thể tiếp tục chờ đợi, nhưng với sự kiểm soát chặt chẽ từ phía bác sĩ và nên đi siêu âm, đo tim thai thường xuyên 2-3 ngày một lần.

Nhiều người có thể hiểu khái niệm ngày dự sinh, đó là ngày sinh dự kiến của một phụ nữ mang thai. Nhưng ngày sinh dự kiến không phải là ngày sinh chính xác, vì chỉ có khoảng 5% phụ nữ sẽ sinh vào đúng ngày dự sinh.

Vai trò của ngày dự sinh là nhắc nhở mẹ bầu về khoảng thời gian sinh an toàn, tại thời điểm đó bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.

Xiaohua là một phụ nữ mang thai người Trung Quốc. Sau ngày dự sinh 3 tuần, đứa bé trong bụng vẫn không có biểu hiện gì. Các bác sĩ trước đây đã nói với Xiaohua rằng nếu đứa trẻ không có bất kỳ chuyển động nào ở tuần thứ 41 thì sản phụ cần phải sẵn sàng để sinh mổ.

Tuy nhiên, Xiaohua cảm tốt nhất là sinh thường tự nhiên và vì vậy  ý tưởng của cô là để em bé ở lại lâu hơn trong bụng mẹ và phát triển càng lâu càng tốt.

Nhưng đã ba tuần trôi qua mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ. Một ngày nọ, cô nhận thấy chuyển động của thai nhi bất thường. Vào buổi trưa, thai dần dần im lặng.

Cuối cùng, không có cử động nào. Người mẹ lại có một chút dịch màu hồng nhạt trên quần lót. Xiaohua cảm thấy không ổn và nhanh chóng yêu cầu chồng đưa cô đến bệnh viện.

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ vội vàng đẩy Xiaohua vào phòng sinh ngay khi nghe tin thời gian sinh dự kiến đã vượt quá 3 tuần. Ngay lúc đứa bé được bế ra, mọi người liền lắc đầu. 

san phu den benh vien khi da qua ngay du sinh, bac si lac dau khi lay be ra - 3

Nước ối bị nhiễm phân su và cạn khá nhiều, vì vậy em bé bị thiếu oxy nghiêm trọng. May mắn thay, sau một thời gian điều trị, em bé đã an toàn và khỏe mạnh trở lại.

Trong trường hợp bình thường, nếu không có dấu hiệu sinh khi ngày dự sinh trôi qua, sản phụ có thể tiếp tục chờ đợi, nhưng với sự kiểm soát chặt chẽ từ phía bác sĩ và nên đi siêu âm, đo tim thai thường xuyên 2-3 ngày một lần.

Vì sao ngày dự sinh không chính xác?

Thực sự có một thuật toán rõ ràng để tính ngày dự sinh. Tuy nhiên, ngay cả với các công thức tiêu chuẩn, không có cách nào để tính đến sự khác biệt trong từng tình huống, từng cơ thể cụ thể.

Do đó, ngày dự sinh chỉ là một phép đo thô. Miễn là em bé khỏe mạnh, sinh vào bất kỳ ngày nào trong khoảng từ 37 tuần đến 42 tuần của thai kỳ là bình thường.

Bà bầu nên làm gì khi quá ngày dự sinh?

Nếu người mẹ không chuyển dạ trước ngày dự sinh 40 tuần, trước tiên cần phải ổn định cảm xúc của cô ấy vào lúc này. Bởi vì miễn là việc siêu âm định kỳ bình thường, đừng quá lo. Nhưng hãy nhớ duy trì đếm chuyển động của thai nhi và sau đó lặng lẽ chờ khoảnh khắc con muốn ra đời.

Nếu không có chuyển động trong hơn 41 tuần, bạn cần để bác sĩ quyết định. Nếu sản phụ có một số biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như huyết áp khi mang thai, tiểu đường thai kỳ... Bác sĩ có thể can thiệp y tế trong thời gian sinh dự kiến hoặc thậm chí sớm hơn để đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ ở mức độ lớn nhất. 

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ