Sản phụ 38 tuổi sinh thường bé trai nặng hơn 5,1kg

GD&TĐ - Ngày 4/1, thông tin Bệnh viện Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, một bé trai nặng hơn 5,1 kg vừa chào đời tại bệnh viện. Đó là con thứ 3 của thai phụ T.T.N, 37 tuổi, hiện ngụ tại quận Tân Phú.

Các y bác sĩ bất ngờ bé trai nặng hơn 5,1 kg được sinh thường thành công. Ảnh: Báo Tin tức.
Các y bác sĩ bất ngờ bé trai nặng hơn 5,1 kg được sinh thường thành công. Ảnh: Báo Tin tức.

Thai phụ N. nhập viện ngày 2/1 trong tình trạng chuyển dạ. Trước đó, thai phụ khám thai ở phòng khám tư và đã được chẩn đoán thai lớn, khoảng ngoài 3 kg. Do thai khoẻ mạnh, mẹ đủ sức khoẻ vượt cạn nên thai phụ được chỉ định sinh thường.

Theo hộ sinh Vũ Ngọc Vân - người đỡ sinh cho biết, kết quả thăm khám cho thấy em bé to nên chúng tôi đã chuẩn bị dự phòng các tình huống thai nhi bị kẹt vai, sản phụ bị băng huyết. Chính vì thế, êkip ca sinh này gồm bác sĩ có kinh nghiệm và cả các bác sĩ nhi. May mắn, chỉ trong vòng 10 phút sau khi lên bàn sinh, thai phụ đã rặn sinh thành công một bé trai nặng 5,15 kg.

Cũng theo hộ sinh Vũ Ngọc Vân, bé trai nặng 5,15 kg chào đời trong tình trạng không bị tổn thương vai, mẹ cũng không bị tổn thương tầng sinh môn hay băng huyết. Bé được cho thử đường huyết và áp dụng phương pháp da kề da với mẹ. Sau hai ngày “vượt cạn”, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.

Được biết, hai con đầu của chị N. nặng 3,2 kg. Khi có thai bé thứ 3 này, chị N. ăn uống bình thường, quá trình mang thai chị lên hơn 25 kg. Trong lần khám thai cuối, bác sĩ phòng khám tư nhân cảnh báo con chị lớn nên cho chế độ ăn kiêng. Chị N. cứ tưởng cháu bé chỉ khoảng hơn 3kg, nào ngờ cháu nặng gần 5,2kg.

Theo bác sĩ Lý Thanh Xuân - Phó Khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương cho biết, đây là trường hợp sinh qua ngã tự nhiên với con to hiếm gặp. Đến nay hầu hết trường hợp thai to đều phải sinh mổ.

Lý giải tình trạng thai to, bác sĩ Xuân cho rằng: có thể do trước sinh, mẹ mắc tiểu đường hay nội tiết rối loạn gây rối loạn chuyển hóa. Bác sĩ Xuân khuyến cáo, trong thai kỳ cần theo dõi đường huyết để nếu rối loạn chuyển hoá thì bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng hoặc có thể sử dụng thuốc. Thai phụ đái tháo đường thai kỳ sau sinh cũng cần khám kiểm tra đường huyết để sớm điều trị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.