Sai phạm tại chung cư của Tập đoàn Mường Thanh: “Ông lớn” BIDV có cố ý làm trái hay không?

GD&TĐ - Các ngân hàng tham gia giải ngân gói vay tín dụng 30.000 tỷ đồng cho người dân vay tiền mua nhà tại Dự án Khu chung cư HH Linh Đàm có thực hiện đúng theo các quy định của Luật tổ chức tín dụng, khi các tòa nhà tại dự án này đang có những sai phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng?.

Nhiều người dân đã vay ngân hàng để mua nhà tại Khu chung cư HH Linh Đàm.
Nhiều người dân đã vay ngân hàng để mua nhà tại Khu chung cư HH Linh Đàm.

Theo tìm hiểu của Báo GD&TĐ, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, nhiều ngân hàng đã tham gia vào việc giải ngân gói vay tín dụng 30.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 5%/năm cho nhiều người dân mua Dự án Khu chung cư HH Linh Đàm.

Trong các ngân hàng này có sự tham gia của BIDV - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Xin nhắc lại, Dự án HH Linh Đàm do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt cao nhất 27 tầng gồm 12 tòa nhà, nhưng chủ đầu tư lại tự ý chồng tầng xây dựng lên tới 36 và 41 tầng vi phạm nghiêm trọng trật tự xây dựng – phá vỡ quy hoạch.

Mặc dù dự án có vi phạm nghiêm trọng như vậy, nhưng khi người dân mua nhà tại Khu chung cư HH Linh Đàm, họ vẫn được phía ngân hàng thương mại giải ngân cho vay tiền trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Trong đó, có Ngân hàng BIDV.

Tổ hợp 12 tòa chung cư HH cao từ 36 - 41 tầng ở khu đô thị Linh Đàm là điển hình về vi phạm mật độ dân số cao, quy hoạch... của Tập đoàn Mường Thanh.
 Tổ hợp 12 tòa chung cư HH cao từ 36 - 41 tầng ở khu đô thị Linh Đàm là điển hình về vi phạm mật độ dân số cao, quy hoạch... của Tập đoàn Mường Thanh.

Vấn đề được đặt ra đối với việc ngân hàng cho người dân vay vốn mua các căn hộ được chủ đầu tư xây dựng trái pháp luật (trái quy hoạch, trái giấy phép, vượt tầng) thì tổ chức tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Có vi phạm pháp luật hay không?.

Để làm rõ vấn đề này, Báo GD&TĐ đã có trao đổi với Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Theo Luật sư Thu, nguyên tắc đầu tiên, tổ chức dự án phải xây dựng đúng giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng. Tài sản đảm bảo phải đúng quy định. Nhưng bây giờ tòa nhà xây dựng vượt tầng – vi phạm trật tự xây dựng mà ngân hàng vẫn cho vay thì tài sản đảm bảo đó không phù hợp với các quy định pháp luật, không đảm bảo tính pháp lý cao.

“Nếu tài sản không đảm bảo sẽ xảy ra hai phương án: Thứ nhất, hợp đồng tín dụng có thể dẫn tới vô hiệu và bên nào nhận về bên đấy, bên A nhận lại hợp đồng vay và nhà, còn tổ chức tín dụng thì nhận lại tài sản. Yếu tố thứ hai, chúng ta có thể xem xét đến yếu tố dấu hiệu làm trái trong việc cho vay bằng tài sản đảm bảo vi phạm.

Nếu biết các căn hộ xây dựng vượt tầng, khi không được pháp luật cho phép mà ngân hàng vẫn làm các thủ tục cho vay giải ngân là có dấu hiệu vi phạm Luật tổ chức tín dụng của ngân hàng. Việc cho vay trái pháp luật như thế rất dễ gây thất thoát tài sản của ngân hàng, của tổ chức tín dụng” - Luật sư Bùi Quang Thu phân tích.

Dự án HH Linh Đàm do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt cao nhất 27, nhưng đã được chủ đầu tư cố ý xây lên tới 36 và 41 tầng
 Dự án HH Linh Đàm do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt cao nhất 27, nhưng đã được chủ đầu tư cố ý xây lên tới 36 và 41 tầng

Còn theo Luật sư Lê Văn Thiệp - Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nếu biết tài sản là bất hợp pháp mà ngân hàng, tổ chức tín dụng vẫn cho vay thì họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.

Bởi vì, tài sản hình thành bằng vốn vay, về nguyên tắc cho vay phải là tài sản hợp pháp có giấy phép xây dựng, có lập trong dự án quy hoạch. Thứ nữa, phải đáp ứng những điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng biết là vi phạm các quy định về cho vay tín dụng mà vẫn cho vay thì đấy là dấu hiệu có yếu tố hình sự”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ