Sa Pa: Nguyên chủ tịch xã di chuyển trâu tránh rét.

Ông Châu A Măng, 67 tuổi, trú tại thôn Chu Lìn 1 (xã Trung Chải, Sa Pa) - nguyên là Chủ tịch xã Trung Trải đang nhóm lửa sưởi ấm trong căn lều tạm bợ của mình cho biết: "Đàn trâu 12 con có giá trị gần nửa tỉ, chết con nào là mất luôn ba bốn chục triệu...

Sa Pa: Nguyên chủ tịch xã di chuyển trâu tránh rét.
Gia đình tôi chỉ có con trâu là tài sản quý nhất, nếu mà không di chuyển tránh rét và chăm sóc tốt thì con trâu chết rồi đời mình cũng khó khăn lắm, chẳng có gì làm ăn mà cũng không có cái gì cho cuộc sống của con cái sau này".
Sa Pa: Nguyên chủ tịch xã di chuyển trâu tránh rét. ảnh 1

Nguyên chủ tịch xã di chuyển trâu tránh rét. Ảnh: Thành An

Ông Lê Tân Phong, Phó chủ tịch huyện Sa Pa, cho biết, "Rút kinh nghiệm từ những vụ rét trước, ngay từ đầu đông năm nay, người dân vùng cao của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã chủ động che chắn lại chuồng trại và dự trữ thức ăn cho đàn trâu, bò. 

Mấy ngày nay, nhiều nhà dân ở các xã vùng cao huyện Sa Pa đã sơ tán đàn trâu bò đi tránh rét tại những nơi có địa hình thấp, nhiều người dân phải di chuyển trâu bò cách thị trấn Sa Pa khoảng trên 10km.

Người dân Sa Pa gấp rút dựng những chiếc "chuồng" mới cho trâu bò ở nơi được di chuyển đến.

Gọi là chuồng mới nhưng thực chất đó chỉ là những chiếc lều được dựng tạm thời ở lưng chừng đồi núi, nơi có nền nhiệt độ ấm áp hơn.

Để tránh việc chăn thả ở đồi, núi nhiều người dân đã bỏ thời gian đi cắt cỏ ở xa về để cho trâu, bò ăn để đảm bảo sức khỏe.

Nhiều người dân vẫn thả trâu bò, theo thống kê của UBND huyện Sa Pa hiện có hơn 4.700 hộ dân nuôi trâu, bò ở địa phương.

Nhiều người dân phải ở lại cạnh nơi lều trâu để chăm sóc. Nơi ở của họ chỉ là lều bạt căng tạm, dưới đất lót áo mưa và tấm chăn cũ, nhưng có khi họ phải ở tạm như vậy đến hàng tháng trời.

Ông Châu A Măng, 67 tuổi, trú tại thôn Chu Lìn 1 (xã Trung Chải, Sa Pa) - nguyên là Chủ tịch xã Trung Trải đang nhóm lửa sưởi ấm trong căn lều tạm bợ của mình cho biết: "Đàn trâu 12 con có giá trị gần nửa tỉ, chết con nào là mấy luôn ba bốn chục triệu. Gia đình tôi chỉ có con trâu là tài sản quý nhất, nếu mà không chăm sóc được, con trâu chết thì mình cũng khó khăn lắm, chẳng có gì làm ăn mà cũng không có cái gì cho cuộc sống của con cái sau này".

Anh Châu A Pó (thôn Chu Lìn 1, xã Trung Chải) chuẩn bị rau lâu dài để phục vụ bữa ăn hàng ngày khi di chuyển trâu đi tránh rét. "Năm ngoái vào thời điểm này tuyết rơi ngoài trời rất là lạnh, chúng tôi vẫn thả trâu ra bình thường, nhưng bị chết rét nhiều quá, nên đến năm nay phải di chuyển đàn trâu đến nơi ấm hơn để trâu bò và đàn gà không bị chết", anh A Pó cho biết.

Hình ảnh nguyên chủ tịch xã Trung Chải (Sa Pa) dắt trâu từ nơi ở mới về chuồng tránh rét. Ông tâm sự, thời tiết hiện nay rất khắc nhiệt, vào mỗi mùa đông - những năm gần đây thường lạnh hơn nhiều năm trước rất nhiều, năm ngoái còn có tuyết rơi, năm nay rất có thể tuyết sẽ tiếp tục, nếu như vậy đời sống của bà con nông dân Sa Pa đã khổ lại càng khổ hơn.

Theo laodong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.