S-350 “Vityaz” của Nga được gọi là tuyến phòng thủ cuối cùng

GD&TĐ - Tuyến phòng thủ cuối cùng: Tổ hợp tên lửa S-350 “Vityaz” có khả năng gì?

S-350 “Vityaz” của Nga được gọi là tuyến phòng thủ cuối cùng

Như một báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với hệ thống tên lửa phòng không S-350 “Vityaz” đã kết thúc thành công. Trong năm 2019, những tổ hợp đầu tiên sẽ được trang bị cho quân đội.

Tạp chí “Military Watch” cho biết trên thế giới chỉ có một hệ thống phòng không tương tự với hệ thống mới này của Nga. Đó là KM-SAM (Cheolmae-2), sản phẩm được sản xuất hàng loạt tại Hàn Quốc vào năm 2015 với sự phối hợp của phía Hàn Quốc với công ty Almaz-Antey của Nga.

S-350 Vityaz trong Lực lượng Vũ trang Nga sẽ thay thế các hệ thống tên lửa phòng không S-300PS đã lỗi thời.

“Vityaz” là thế hệ hệ thống phòng không mới của Nga. Về mặt chiến thuật tổ hợp S-350 “Vityaz” được sử dụng kết hợp với các hệ thống có tầm bắn xa hơn như: S-300B4, S-400 và S-500. Các hệ thống này được cho là mục tiêu ưu tiên của đối phương, nên S-350 được sử dụng để bảo vệ cho các hệ thống tốn kém này.

Một tổ hợp S-350 “Vityaz” được trang bị tới mười hai tên lửa (nhiều gấp hai lần so với loại tương tự của Hàn Quốc). Một số loại tên lửa được trang bị như: 9M96E2 có tầm bắn tới 120 km, 9M96E có tầm bắn 40 km và 9M100 với tầm bắn tới 15 km. Điểm đáng chú ý loại tên lửa 9M96E2 có khả năng đánh chặn mục tiêu đang bay với tốc độ lên tới 4,8 km mỗi giây.

Như đã thấy rõ ở trên, S-350 “Vityaz” cho phép bảo vệ ba cấp cho các hệ thống phòng không đắt tiền khác. Do đó, khả năng sống sót của các hệ thống này sẽ được tăng lên. Một tính năng đặc biệt của các hệ thống “Vityaz” là mức độ cơ động cao và triển khai nhanh (tối đa 5 phút). Với đặc điểm như vậy sẽ giúp bản thân nó có khả năng sống sót cao.

S-350 "Vityaz" có thể trở nên phổ biến trên một số nước thế giới như: Algeria, Belarus, Trung Quốc và Ai Cập, bởi họ có thể quan tâm đến các hệ thống như vậy.

Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ