Rút ngắn khoảng cách giữa 2 liều có có làm giảm tác dụng của vắc xin hay không?

GD&TĐ - Theo các chuyên gia y tế, việc giảm khoảng cách 2 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca xuống còn từ 4 tuần đến dưới 8 tuần chỉ làm giảm hiệu lực bảo vệ “không đáng kể” so với mốc từ 8 - 12 tuần.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca, thông tin trên báo chí, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho rằng rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm AstraZeneca là điều nên làm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh.

Vắc xin của AstraZeneca là loại vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam từ ngày 24/2 và cũng là loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp đầu tiên.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu tại một số quốc gia và nhận thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm với vắc xin AstraZeneca nếu 8-12 tuần, sẽ đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Vì thế, hướng dẫn Bộ Y tế cũng quy định tiêm mũi 2 sau mũi một 8-12 tuần.

Theo bác sĩ Khanh, thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca có thể tiêm 2 liều với khoảng cách 4-12 tuần, đặc biệt trong mùa dịch nên chích sớm. Giữ khoảng cách tiêm giữ 2 mũi là 8-12 tuần, TP Hồ Chí Minh sẽ tốn nhiều thời gian để hoàn thành đủ cả hai liều cho người dân. Hơn thế, người dân phải mất ít nhất 2 tuần để cơ thể đạt được miễn dịch.

Theo bác sĩ Khanh thông tin, trong giai đoạn đầu, nhân viên y tế chỉ tiêm chủng với khoảng cách 2 mũi là 4-5 tuần. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng khi rút ngắn thời gian tiêm vắc xin AstraZeneca mũi 2. Chúng ta cần tiêm phủ sớm để giảm các ca bệnh nặng và nhập viện. 

Cũng cho biết về vấn đề rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi, thông tin trên báo chí, GS Nông Văn Hải - Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đánh giá, khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca là 6 tuần hay 8 tuần cũng cho hiệu lực như nhau, vì thế việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi vắc xin này xuống 2 tuần thì cũng đạt cùng một ngưỡng hiệu lực bảo vệ sớm cho người dân.

Việc giảm khoảng cách 2 mũi xuống còn từ 4 tuần đến dưới 8 tuần chỉ làm giảm hiệu lực bảo vệ “không đáng kể” so với mốc từ 8 - 12 tuần. Ảnh minh họa.
Việc giảm khoảng cách 2 mũi xuống còn từ 4 tuần đến dưới 8 tuần chỉ làm giảm hiệu lực bảo vệ “không đáng kể” so với mốc từ 8 - 12 tuần. Ảnh minh họa.

Còn theo TS.BS Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh và Tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận định: “Đây là kiến nghị hoàn toàn hợp lý”.

TS Điền phân tích, từ trước đến nay, nhà sản xuất AstraZeneca luôn khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 của hãng là từ 4 -12 tuần. Còn mốc “từ 8 - 12 tuần” được đưa ra từ các nghiên cứu trên thế giới, là khoảng thời gian lý tưởng nhất, giúp vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất.

Như vậy, việc giảm khoảng cách 2 mũi xuống còn từ 4 tuần đến dưới 8 tuần chỉ làm giảm hiệu lực bảo vệ “không đáng kể” so với mốc từ 8 - 12 tuần.

Tại Hà Nội, văn bản số 255/SYT-NVY do bà Trần Thị Nhị Hà- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội ký ban hành ngày 22/7 cũng đã có hướng dẫn về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca.

Theo đó, các cơ sở tại Hà Nội thực hiện tiêm 2 mũi cho các đối tượng theo nguyên tắc đảm bảo khoảng cách ít nhất 8 tuần. Một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành đủ 2 mũi vắc xin sớm có thể thực hiện tiêm trả mũi 2 với khoảng cách ít nhất 4 tuần.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, hiện vẫn đang áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, mới đây, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có đề xuất về việc rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi AstraZeneca từ 8-12 tuần còn tối thiểu 6 tuần.

TS Điền cho hay, ví dụ, sau khi tiêm mũi 1, hiệu lực bảo vệ của vắc xin là khoảng 60%. Khi tiêm mũi 2 sau đó khoảng 6 tuần, hiệu quả bảo vệ đạt 80-90%. Còn nếu để đúng 8 -12 tuần, hiệu quả bảo vệ có thể đạt tối đa là 92%.

Theo TS Điền phân tích, thời gian đầu khi vắc xin rất khan hiếm, về nhỏ giọt, chúng ta ưu tiên phủ diện rộng mũi 1 trước, sau đó mới hoàn thiện mũi 2. Bởi vậy, hướng dẫn về khoảng cách giữa 2 mũi ban đầu là 12 tuần, sau đó giảm xuống còn 8 - 12 tuần.

Tuy nhiên, hiện vắc xin đã về nhiều, ở những nơi dịch bùng phát mạnh như TP Hồ Chí Minh, nhu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng đảm bảo hiệu lực bảo vệ cao nhất cho người dân.

Thay vì chờ tới 8 - 12 tuần (người dân hoàn toàn có thể nhiễm bệnh trong thời gian này), nên ưu tiên hoàn thiện mũi 2 sớm, giúp nồng độ miễn dịch cao hơn để bảo đảm an toàn.

Rút ngắn khoảng cách giữa 2 liều có có làm giảm tác dụng của vắc xin hay không? ảnh 2
Rút ngắn khoảng cách giữa 2 liều có có làm giảm tác dụng của vắc xin hay không? ảnh 3

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.