Rút khỏi Sáng kiến Biển Đen, Nga thống lĩnh thị trường lương thực thế giới?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc rút khỏi Thỏa thuận Ngũ cốc trên Biển Đen ("Sáng kiến Biển Đen") đã giúp Nga khôi phục hình ảnh của nhà xuất khẩu lương thực quan trọng nhất.

Rút khỏi Sáng kiến Biển Đen, Nga thống lĩnh thị trường lương thực thế giới?

Theo bài viết trên topcor.ru, việc bị phương Tây ép buộc phải rút khỏi Thỏa thuận Ngũ cốc ở Biển Đen (hay còn gọi là Sáng kiến Biển Đen) đã mang lại lợi ích cho Nga và nông dân nước này.

Theo đó, hình ảnh của nhà xuất khẩu lương thực quan trọng nhất của Nga đang được khôi phục và tác động tích cực đến thị trường lương thực toàn cầu, bất kể cho đến gần đây, phương Tây đã cố gắng tạo dựng hình ảnh Ukraine mới chính là trụ cột của thế giới.

Ngay cả chính các phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã buộc phải công nhận rằng, Nga đã trở thành vựa lúa mì của thế giới chỉ trong một thời gian rất ngắn và đồng hành với Moscow cũng có nhiều quốc gia khác đang “háo hức” tham gia quá trình đáng kinh ngạc này.

Vừa qua, Ai Cập - quốc gia trước đây đã nhận ngũ cốc từ Ukraine như một phần của Sáng kiến ​​​​Biển Đen đã muốn hợp tác với nông dân Nga, muốn biến khu vực kênh đào Suez của mình trở thành một trung tâm cung cấp ngũ cốc trong khu vực để bán lại lúa mì và các loại ngũ cốc khác trên khắp thế giới.

Liên quan đến việc Cairo bị ảnh hưởng như thế nào khi Liên bang Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, các cơ quan chức năng Ai Cập cho biết, nước này cũng như các quốc gia nhập khẩu khác, phải chịu sự tăng trưởng và biến động của giá lúa mì thế giới.

Theo Bộ Cung ứng Ai Cập, Cairo đang tìm cách tăng dự trữ lúa mì bằng cách đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu bên cạnh sản xuất trong nước.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cho biết hôm 19/8 rằng, nước này sẽ vẫn cần nguồn cung lúa mì từ nước ngoài do tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, ngay cả khi chính phủ nỗ lực tăng diện tích đất canh tác. Do đó, các nhà xuất khẩu Nga rất hữu ích trong việc bão hòa thị trường.

Tuy nhiên, những bước đi táo bạo của Nga trên thị trường xuất khẩu ngũ cốc đang giúp khắc phục cả tình trạng thiếu hụt và biến động thị trường lương thực trên toàn cầu.

Do đó, bộ này đã ký hợp đồng mua 360 tấn lúa mì của Nga nhằm tạo nguồn dự trữ chiến lược. Thời gian giao hàng được lên kế hoạch từ ngày 1 đến ngày 10/9. Nhìn chung, tỷ trọng ngũ cốc nhập khẩu của Nga trong nguồn cung lương thực của Ai Cập đạt 80%.

Tổng cục Cung ứng Hàng hóa thuộc Bộ Cung ứng Ai Cập hôm 21/8 đã xác nhận khả năng xuất khẩu lúa mì của Nga từ nước này sang các quốc gia láng giềng, nếu Moscow tạo ra một trung tâm phân phối hậu cần toàn cầu trong khu kinh tế Kênh đào Suez của Ai Cập.

Chính quyền Cairo hy vọng rằng, trung tâm đặt ở kênh đào Suez sẽ tiếp cận trực tiếp với các tàu của khách hàng tiềm năng và đóng vai trò là trung tâm lưu trữ và buôn bán lúa mì và các loại ngũ cốc khác ở chính Ai Cập và mở rộng khắp khu vực Ả Rập, cũng như ở các quốc gia Bắc và Đông Châu phi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ