Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm"

Để có đôi chân đẹp và tự tin diện giày cao gót, nhiều chị em sẵn sàng gọt bàn chân bất chấp những biến chứng nguy hiểm hay thương tổn vĩnh viễn.

Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm"

Mới đây, trang Daily Mail vừa đưa tin về một trào lưu được coi là khá kinh dị của giới trẻ hiện nay. 

Đó là phẫu thuật bàn chân với nhiều hình thức như: cắt ngắn hoặc nối dài ngón chân, gọt xương thừa từ những cục u, chai lồi ra, hút mỡ... 

Tuy những cuộc phẫu thuật này mang lại nhiều đau đớn và nguy hiểm nhưng lại được ngày càng nhiều phụ nữ thực hiện với mong muốn có đôi bàn chân vừa ý để tự tin diện giày cao gót.

Dưới đây là những ví dụ điển hình:

Paulina Charlikowska phẫu thuật cắt ngón chân

Paulina Charlikowska luôn cảm thấy xấu hổ với những ngón chân của mình, ngay từ khi còn là đứa trẻ, cô đã cho rằng những ngón chân của mình không bình thường. 

Vì vậy, Paulina không đủ tự tin để thử giầy trước mặt bạn bè, khi cô phải cố nhét đôi chân kích cỡ to của mình vào đôi giầy, với những ngón chân dài hơn luôn bị đau đớn. 

Nhưng cô cũng không đủ tự tin để đi một đôi giầy cỡ to vì cho rằng nó xấu xí, nhất là khi cô làm trong ngành công nghiệp sắc đẹp, khiến cô càng không cảm thấy hài lòng với bản thân.

Để có đôi chân đẹp và tự tin diện giày cao gót, nhiều chị em sẵn sàng gọt bàn chân bất chấp những biến chứng nguy hiểm hay thương tổn vĩnh viễn.

Nhiều bác sỹ không tán thành loại phẫu thuật này với lý do chỉ vì thẩm mỹ, bởi nó mang lại nguy cơ cao, bao gồm sưng, cứng khớp và biến chứng nghiêm trọng như đau vĩnh viễn hay hạn chế vận động khớp.

Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 2Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 3Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 4

Sonja Ferguson gọt phần xương gồ ra ở chân

Mặc dù có thể đối mặt với nhiều rủi ro và biến chứng nhưng Sonja Ferguson, 41 tuổi, tiếp viên hàng không vẫn quyết định gọt phần xương gồ ra ở chân mình.

Sonja chia sẻ: "Làm tiếp viên hàng không, tôi bắt buộc phải đi giày cao gót. 

Tuy nhiên, sau hai năm mọi chuyện bắt đầu tồi tệ. Phần xương nhô ra bất thường khiến chân tôi trông thật kinh dị khi mang giày hở mũi hay đi dép. 

Đôi chân xấu xí đó thường khiến mọi người chú ý quá mức và tôi ghét như thế. Thực sự tôi chỉ muốn đi giày kín cả bàn chân" - Sonja buồn bã nói.

Vì vậy, vào tháng 1 vừa qua, Sonja đã phải nhờ đến bác sĩ phẫu thuật. Tháng 3, cô tiếp tục dao kéo để chân hoàn thiện hơn. Để có bàn chân như mong muốn, Sonja đã trải qua 2 lần gây mê toàn thân, gọt bớt hai bên má chân và thực hiện làm thẳng ngón chân cái."

Sau khi phẫu thuật được 3-4 ngày, cơn đau mới bắt đầu thuyên giảm. Suốt 3 tuần sau đó, cô phải đi lại nhờ nạng.

“Cuối cùng tôi đã đi lại được bình thường và có đôi chân như mong muốn. Giờ tôi rất vui khi thấy mọi người nhìn tôi khác trước. Tôi cũng có thể tự tin đi dép ra đường" - Sonja vui sướng cho hay.

Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 6Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 7Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 8

Danielle Sandler phẫu thuật để các ngón chân thẳng ra

Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã phải trả giá quá đắt cho việc làm đẹp đau đớn này, Danielle Sandler sở hữu đôi chân với những ngón chân quắp vào phía trong do đi giầy quá chật. 

Chồng cô đã khuyên nhủ cô tham gia vật lý trị liệu để nắn xương nhưng Danielle không nghe.

Danielle đã được gây mê toàn thân để phẫu thuật, trong đó lưỡi câu đã được đưa vào ngón chân để giữ thẳng ngón. 

Sau 6 tuần, bác sỹ đã rút các móc trên đầu ngón chân mà không dùng gây mê, khiến cô đau đớn như muốn ngất đi. Cô không thể đi bộ với đôi chân sưng phồng.

“Cả năm tôi không thể đi đâu. Tôi cảm thấy rất thất vọng khi phải ở nhà và không thể làm bất cứ điều gì. 

Tôi bây giờ không thiết đi giày cao gót mà chỉ ước giá như trước kia đừng làm vậy. 

Hiện tại, sau 1 năm phẫu thuật, chân tôi vẫn cứng đờ, mắt cá chân và đầu gối thì luôn luôn đau." - cô nói.

Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 10Rùng rợn công nghệ gọt đẽo "chân cô Tấm" ảnh 11
Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ