Cuộc sống bầy đàn là một tập quán hết sức bình thường trong đời sống thiên nhiên hoang dã. Có nhiều loài động vật phải nhờ đến tập quán này mới tìm kiếm được thức ăn và bảo vệ giống loài của mình. Hình ảnh những loài vật di chuyển cực kì ăn khớp theo bầy đàn đôi khi đem đến ấn tượng cực kì đẹp mắt và choáng ngợp, nhưng cũng có lúc chúng tạo ra cảm giác rợn gai ốc.
Chẳng hạn như những loài vật dưới đây:
Phù du là loài sinh vật có họ với chuồn chuồn với phần thân dài và đôi cánh mỏng manh tuyệt đẹp.
Chúng là thức ăn cho cá, chim và những loài động vật có vú nhỏ.
Thế nhưng cứ đến mỗi mùa hè, loài vật này lại gây phiền toái cho người dân sống quanh vùng sông suối ao hồ. Tới mùa sẽ có hàng triệu con cùng một lúc ùn ùn bay ra khỏi tổ.
Loài sinh vật này bị ánh đèn thu hút, chúng thường bay ra vào ban đêm và vây kín những nơi phát ra ánh sáng.
Ấu trùng của chúng sinh sống dưới nước trong vòng một năm, sau đó chúng nở ra rồi trồi lên, kết đôi, đẻ trứng trên mặt nước rồi chết. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Nhưng cũng có nhiều con sau khi tràn vào đường phố liền đẻ trứng lên mặt đường trải nhựa vì dưới ánh phản chiếu của đèn đường, chúng tưởng đó là mặt nước. Trứng của chúng sẽ bị chết vì thiếu điều kiện sinh sống.
Việc phù du xuất hiện nhiều chứng tỏ các khu vực sông suối quanh đó đang ở trong điều kiện sạch sẽ.
Dù không gây hại cho người, cũng không cắn, đốt hay gây ngứa, nhưng số lượng quá đông đúc của chúng khiến người ta cảm thấy phiền toái, đặc biệt là phải vất vả dọn xác chúng vào buổi sáng hôm sau.
Đây là một con rồng rộc mỏ đỏ, loài chim hoang dã được xem là đông đúc nhất trên toàn thế giới với số lượng ước tính 1,5 tỷ đôi.
Thậm chí các nhà khoa học còn ước tính số lượng thực sự của nó phải đến 10 tỷ con.
Dù cơ thể nhỏ bé, mỗi con chỉ nặng khoảng 10gr, nhưng nếu kết hợp lại, một bầy rồng rộc mỏ đỏ có thể khiến cho một cành cây lớn gãy đôi.
Và khi chúng tập trung bay theo bầy đàn thì cảnh tượng trông vô cùng dễ sợ.
Cùng nhau chúng có thể phá hoại nguyên một cánh đồng.
Và âm thanh chúng phát ra có thể khiến bạn điếc tai, nhức óc.
Đây là loài cua đỏ đặc trưng của hòn đảo Christmas tại Ấn Độ Dương, nổi bật với thân hình đỏ rực và đôi càng to lớn.
Thông thường, cua đỏ chỉ sống trong các hang đào dưới đất trong rừng để tránh nắng.
Đến mùa sinh sản, từ tháng 10-12 hàng năm, chúng sẽ đồng loại di cư ra các vùng bờ biển để đẻ trứng.
Với số lượng lên đến 40 đến 120 triệu con, đoàn quân cua đỏ này giống như một tấm chăn khổng lồ phủ kín mọi con đường trên đảo.
Ước tính mỗi con cua phải vượt qua quãng đường dài 8km trong vòng 8-19 ngày.
Chính vì thế hiện tượng tắc nghẽn đường phố vì cua là điều rất thường thấy trên hòn đảo này.
Thậm chí có nơi người ta phải đóng đường để nhường chỗ cho cua đi.
Dù không gây hại gì cho người nhưng chỉ cần chứng kiến đoàn quân lúc nhúc này di chuyển rào rào trước mặt là đã cảm thấy rờn rợn rồi.
Một loài cá rất quen thuộc trong ẩm thực khắp thế giới là cá trích, sinh sống nhiều ở các vùng nước nông ở Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương.
Dù thân thể nhỏ nhắn (dài 14-18cm) nhưng khi tập trung thành bầy với số lượng lớn, chúng sẽ tạo ra cảm giác áp đảo vô cùng choáng ngợp đối với các thợ lặn.
Đây được xem là loài vật sống thành bầy đàn lớn nhất thế giới hiện nay.
Khi đến mùa đẻ trứng hoặc để tránh bị kẻ thù tấn công, chúng sẽ tập trung thành từng bầy nhỏ.
Sau đó số lượng tiếp tục lớn dần, bầy cá giống như một thỏi nam châm cực mạnh tiếp tục thu hút những bầy cá nhỏ khác cho đến khi kích thước bầy đạt cực đại.
Một bầy cá trích có thể bao gồm hàng triệu con, diễu hành một vùng nước lên đến hàng chục km vuông. Thử tưởng tượng bạn đang bơi và bị chúng bao vây mà xem, điều gì sẽ xảy ra?
Một con muỗi là đã đủ rắc rối, bạn có tưởng tượng sẽ khủng khiếp thế nào nếu bị hàng đàn muỗi tấn công cùng một lúc?
Ở những khu vực đồng cỏ ẩm ướt, cây cối rậm rạp, muỗi thường sinh sống rất đông.
Chúng bị thu hút bởi khí carbonic do con người thở ra, thậm chí bị thu hút bởi chuyển động và nhiệt.
Nếu chẳng may gặp phải một đàn muỗi như thế này thì dù có thoa kem chống muỗi cũng không thể “toàn mạng”.
Từ xưa đến nay, châu chấu tấn công vẫn được xem là cơn ác mộng kinh hoàng nhất của mọi nhà nông, thậm chí người ta còn gọi chúng bằng cái tên “dịch bệnh”.
Bầy châu chấu lớn nhất từ trước đến nay có số lượng lên đến hàng ngàn tỷ con, và có thể phá nát cả một vùng đồng quê chớp nhoáng trong vòng vài giờ.
Để diệt trừ chúng, người ta phải dùng đến máy bay xịt thuốc chứ không còn cách nào khác vì kích thước của một bầy châu chấu có thể to bằng cả một tiểu bang nước Mỹ.
Ở nhiều nước, người ta đã khuyến cáo người dân không được đốt lửa để diệt châu chấu vì có thể gây hỏa hoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Dù sao đi nữa, hình ảnh những con châu chấu to bằng ngón tay, bay rần rật phía trên mái nhà và bò lúc nhúc khắp mọi nơi là cũng đủ để khiến người ta dựng tóc gáy.