Khi cỏ cây và động vật hoang dại thống trị nơi từng có con người sinh sống, nó tạo ra những thị trấn bỏ hoang, gợi nên sự tò mò không chỉ cho những người thích khám phá mà còn cho những kẻ tình cờ đi ngang qua.
Dưới đây là danh sách những "những thị trấn ma" rải rác khắp thế giới, từ những địa điểm từng thu hút rất đông khách du lịch đến những nơi bị bỏ hoang vì người dân sơ tán để tránh nhiễm xạ. Mỗi nơi đều có sức hút kì quặc riêng của nó.
1. Thị trấn Craco (Italy)
Một trong những thị trấn ma nổi tiếng thế giới, từng là nơi cư ngụ của 1.800 người. Tuy nhiên, từ sau năm 1963, thị trấn này bị bỏ hoang do hoạt động của núi lửa.
2. Đảo Holland, Vịnh Chesapeake, Maryland (Mỹ)
Đảo Holland từng là một trong số những hòn đảo sở hữu số lượng cư dân lớn nhất tại Vịnh Chesapeake. Từng có hơn 360 người sinh sống tại đây vào năm 1910. Vì hòn đảo được tạo nên từ phù sa và đất sét, nó nhanh chóng bị xói mòn, mang theo những ngôi nhà. Ngôi nhà cuối cùng đã đổ sụp vào năm 2010.
3. Đảo Deception, Nam Cực
Đảo Deception nằm tại khu vực xung quanh một núi lửa vẫn còn hoạt động, và đến nay vẫn có nhiều khách du lịch đến thăm nơi đây. Dù vậy, núi lửa khiến các cư dân phải sống chật vật.
Nơi đây vốn do một người Na Uy xây dựng khi ông đến đây để săn cá voi vào năm 1906 và thành lập Vịnh Thợ săn Cá voi. Nhiều năm sau đó, nhiều trạm được dựng lên để phục vụ ngành đánh bắt cá voi, nhưng vào năm 1969, một vụ phun trào núi lửa đã hủy hoại hầu hết nơi này.
4. Fordlandia (Brazil)
Thị trấn ma Fordlandia ở Brazil thuộc về Henry Ford. Tuy nhiên, thị trấn bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ, khiến ai lạc vào đây cũng cảm thấy rùng mình.
5. Thị trấn Agdam (Azerbaijan)
Cuộc chiến tranh giữa Azerbaijan và Armenia đã khiến thị trấn Agdam (Azerbaijan) trở thành một vùng đất bị bỏ hoang sau khi 40 nghìn người buộc phải sơ tán khỏi đây.
6. Đảo Hashima (Nhật Bản)
Hòn đảo nhỏ này từng là thành phố có mật độ dân cư đông nhất thế giới. Từ những năm 1800 đến 1974, đây là nơi ở của không biết bao nhiêu thợ khai thác than. Ngay khi các mỏ than cạn kiệt, họ rời đi và thậm chí còn để lại đồ đạc. Hiện tại, hòn đảo bị cấm không được lui tới, nhưng nhiều người mong muốn biến nó trở thành Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO.
7. Thị trấn Dallol
Ở sa mạc Danokil, phía đông bắc Ethiopia, còn được biết đến là “Cánh cổng tới địa ngục".
8. Rhyolite, Nevada
Rhyolite nằm trên đường tới Thung lũng chết. Thị trấn này được thành lập từ năm 1904, sau khi nhiều mỏ vàng lớn được phát hiện ở đây. Trường học, bệnh viện, nhà ga mọc lên. Tuy nhiên, nguồn vàng ở đây không phải là vô tận. Đến năm 1910, ở đây chỉ còn lại vài người.
9. Kolmanskop, Namibia
Vào năm 1908, một nhân viên đường ray đã khám phá ra các mỏ kim cương tại sa mạc gần Kolmanskop. Rất nhanh chóng, một thị trấn nhỏ đã được hình thành ngay giữa Sa mạc Namib. Thế nhưng, sau Thế chiến thứ I, nhu cầu kim cương tụt giảm đáng kể, và 1.000 người dân từng sinh sống tại đây cũng rời đi nơi khác.
10. Pompeii ở Italy
Thị trấn “ma” Pompeii ở Italy đã bị phá hủy trong trận núi lửa Vesuvius phun trào khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
11. Oradour-sur-Glane (Pháp)
Ngày 10/6/1944, Đức Quốc xã đã giết hại khoảng 642 người ở Oradour-sur-Glane (Pháp) và gần như hoàn toàn phá hủy nơi này.
12. Flagstaff, Maine
Flagstaff từng là một thị trấn phát triển, nhưng giờ đã chìm ngập trong nước. Năm 1950, chính quyền địa phương xây dựng đập trên sông Dead để sản xuất điện. Theo dự tính, nước sẽ tràn qua hồ Flagstaff và làm ngập cả thị trấn. Người dân được bồi thường và buộc phải ra khỏi nhà. Hiện giờ cả thị trấn vẫn ngập chìm trong nước.
13. Kennecott, Alaska (Mỹ)
Kennecott không phải là thị trấn khai thác vàng, người dân nơi đây tập trung vào các mỏ đồng. Tọa lạc tại công viên quốc gia lớn nhất nước Mỹ - Khu Bảo tồn và Công viên Quốc gia Wrangell-St. Elias. Đây từng là thành phố đông đúc nhộn nhịp cho đến năm 1940, khi những mỏ quặng được khai thác hết và người dân cũng bỏ đi.